Những mẩu chuyện thời làm cáo thỉnh viên phong thánh
Về nhiệm vụ làm cáo thỉnh viên phong thánh, chính Đức Ông Thụ đã tường thuật đầy đủ trong bài viết Chung Quanh Lễ Phong Thánh Các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.
Ở đây, chúng tôi chỉ ghi nhận thêm vài điểm đáng chú ý:
Một: Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn có lòng kính mến đặc biệt đối với các tiền nhân tử đạo anh hùng. Ngài quyết làm hết sức mình để các bậc tiền nhân anh hùng được phong thánh. Để ý định tốt lành ấy được trở thành hiện thực, Đức Hồng Y đã giao công tác cho đúng người đúng việc và đã gặt hái thành công lớn có tính lịch sử. Vị linh mục trẻ Gioan Trần Mạnh Duyệt chuyên môn nghiên cứu Giáo sử tại Roma là “kẻ hằng được Đức HY Căn quý mến và tín nhiệm đặc biệt,” đã phụ giúp Đức Hồng Y để Ngài đưa ra quyết định khôn ngoan, sáng suốt về việc hệ trọng này.
Ngày 22-2-2017 vừa qua, đang khi chuẩn bị viết bài này, chúng tôi đã liên lạc bằng emails với Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt, hiện đang làm giám đốc Foyer Phát Diệm ở Roma, và được Lm. Duyệt thuật lại như sau: “Ngày 30-6-1979, Đức TGM Giuse Maria Trịnh Văn Căn sang Roma lãnh mũ Hồng Y. Đức Hồng Y cho biết điều ngài ao ước nhất là làm sao để 117 Chân Phước Tử Đạo VN sớm được phong Hiển Thánh.”
Sau khi trao đổi với Lm. Trần Mạnh Duyệt, ngài quyết định mời Đức Ông Bernard Jacqueline, chuyên viên Bộ Truyền giáo về VN, làm cáo thỉnh viên và Lm. Trần Mạnh Duyệt Duyệt làm phó.
Song việc này gặp phải một số vấn đề đặt ra: phải có phép lạ theo Giáo luật; muốn có phép lạ thì phải thúc giục giáo hữu cầu xin, rồi cần phải có cơ sở thâu thập tài liệu và tin tức; đấy là chưa kể đến các yếu tố thời gian và tài chánh…
Trong khi đang lúng túng về việc đó, thì Đức Ông Jacqueline được thăng giám mục và chuyển đi làm Khâm sứ Tòa Thánh ở Phi Châu. Ngài đành từ chức cáo thỉnh viên (postulatore).
Việc tìm cáo thỉnh viên mới phải khựng lại cho tới 1985, khi Đức Hồng Y Căn trở lại Roma. Lúc đầu, ngài có ý chọn một linh mục Dòng Đa Minh làm cáo thỉnh viên, nhưng Lm. Trần Mạnh Duyệt không ủng hộ ý kiến này và Lm. Trần Mạnh Duyệt đã đề nghị với Đức Hồng Y nên mời Đức Ông Trần Ngọc Thụ làm cáo thỉnh viên (và Lm. Duyệt vẫn làm phó). Đức Hồng Y vui vẻ đồng ý ngay. Đó là việc Chúa Quan Phòng làm, do các Thánh Tử Đạo bầu cử, để mọi việc được suôn sẻ và gặt hái thành công tốt đẹp”.
(Email của Lm. Trần Mạnh Duyệt ngày 22-02-2017).
Hai: Đức Ông Thụ đã can đảm “liều mạng” đứng tên vay tiền để lo vụ phong thánh. Nhờ vậy, ngài mới có dịp may mắn gặp quý nhân là Đức Ông De Bonis (sau này được thăng giám mục). Đức Ông De Bonis biết Đức Ông Thụ vừa vay một số tiền lớn nên đã lo lắng cảnh báo ngài về trách nhiệm phải trả tiền lời ngân hàng. Đức Ông Thụ bình tĩnh trình bày lí do mượn tiền. Khi hiểu mục đích vay tiền là để lo việc phong thánh, Đức Ông De Bonis hứa ngay: “Trước, tôi tưởng cha lo việc cá nhân, chứ bây giờ biết là chuyện phong thánh. Vậy cha cứ việc làm, tốn phí bao nhiêu, tôi sẽ chịu cho!” Nói Đức Ông Thụ “liều mạng” mà gặp may cũng được mà nói ngài “dám hết mình” vì các Thánh Tử Đạo nên được các Thánh phù hộ cũng đúng, nếu nhìn dưới con mắt tin kính.
Ba: Cũng trong việc phong thánh, Đức Ông Thụ đã quyền biến mời được 320 giám mục của 3 nước liên quan là Tây Ban Nha, Phi Luật Tân và Pháp để các vị kí thêm 3 thỉnh nguyện thư đệ trình Toà Thánh xin phong thánh cho Các Vị Tử Đạo Việt Nam. Đức Ông còn khôn ngoan xin Bộ Phong thánh chấp thuận cho Dòng Đa Minh và Hội Thừa Sai Ba Lê được cùng đứng tên làm cáo thỉnh viên phong thánh. Thế là có tới 3 cáo thỉnh viên: Đức Ông Trần Ngọc Thụ (Việt Nam), Lm. Innocenzo Venchi (Dòng Đa Minh) và Lm. Jean Baptiste Itcaina (Hội Thừa Sai Ba Lê). Nhờ sự sáng suốt và tinh thần đoàn kết của Đức Ông Thụ mà các Giáo hội Tây Ban Nha, Pháp và Phi Luật Tân đã cung cấp cho vị cáo thỉnh viên Việt Nam thêm nhiều tài liệu hiếm quý; hơn nữa, Dòng Đa Minh và Hội Thừa Sai Ba Lê, mỗi đơn vị, đã quảng đại chia sẻ 1/3 tổn phí trong việc tổ chức lễ phong thánh. Xin nhắc lại, lúc ấy, chính quyền Cộng sản Việt Nam điên cuồng phát động chiến dịch đả kích việc phong thánh tử đạo Việt Nam. Không một giám mục Việt Nam nào được xuất ngoại đi tham dự buổi lễ long trọng này tại Roma. Chẳng những thế, các giáo phận VN lúc ấy rất nghèo, không có thể chia sẻ gánh nặng tài chánh cho việc tổ chức lễ phong thánh.
Căn cứ vào 3 chi tiết trên đây, chúng tôi dám khẳng định: vụ án phong thánh cho Các Vị Tử Đạo Việt Nam của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được tiến hành thuận lợi và cuối cùng thành công tốt đẹp, phần lớn là nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết và sáng suốt của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, cộng với lòng can đảm và sự khôn ngoan quyền biến của Đức Ông Trần Ngọc Thụ.
Trích sách “Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Bí Thư Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” (Đức Ông Fr. Phạm Văn Phương và Trần Vinh. Tủ sách Hoàng Sa)
Về nhiệm vụ làm cáo thỉnh viên phong thánh, chính Đức Ông Thụ đã tường thuật đầy đủ trong bài viết Chung Quanh Lễ Phong Thánh Các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.
Ở đây, chúng tôi chỉ ghi nhận thêm vài điểm đáng chú ý:
Một: Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn có lòng kính mến đặc biệt đối với các tiền nhân tử đạo anh hùng. Ngài quyết làm hết sức mình để các bậc tiền nhân anh hùng được phong thánh. Để ý định tốt lành ấy được trở thành hiện thực, Đức Hồng Y đã giao công tác cho đúng người đúng việc và đã gặt hái thành công lớn có tính lịch sử. Vị linh mục trẻ Gioan Trần Mạnh Duyệt chuyên môn nghiên cứu Giáo sử tại Roma là “kẻ hằng được Đức HY Căn quý mến và tín nhiệm đặc biệt,” đã phụ giúp Đức Hồng Y để Ngài đưa ra quyết định khôn ngoan, sáng suốt về việc hệ trọng này.
Ngày 22-2-2017 vừa qua, đang khi chuẩn bị viết bài này, chúng tôi đã liên lạc bằng emails với Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt, hiện đang làm giám đốc Foyer Phát Diệm ở Roma, và được Lm. Duyệt thuật lại như sau: “Ngày 30-6-1979, Đức TGM Giuse Maria Trịnh Văn Căn sang Roma lãnh mũ Hồng Y. Đức Hồng Y cho biết điều ngài ao ước nhất là làm sao để 117 Chân Phước Tử Đạo VN sớm được phong Hiển Thánh.”
Sau khi trao đổi với Lm. Trần Mạnh Duyệt, ngài quyết định mời Đức Ông Bernard Jacqueline, chuyên viên Bộ Truyền giáo về VN, làm cáo thỉnh viên và Lm. Trần Mạnh Duyệt Duyệt làm phó.
Song việc này gặp phải một số vấn đề đặt ra: phải có phép lạ theo Giáo luật; muốn có phép lạ thì phải thúc giục giáo hữu cầu xin, rồi cần phải có cơ sở thâu thập tài liệu và tin tức; đấy là chưa kể đến các yếu tố thời gian và tài chánh…
Trong khi đang lúng túng về việc đó, thì Đức Ông Jacqueline được thăng giám mục và chuyển đi làm Khâm sứ Tòa Thánh ở Phi Châu. Ngài đành từ chức cáo thỉnh viên (postulatore).
Việc tìm cáo thỉnh viên mới phải khựng lại cho tới 1985, khi Đức Hồng Y Căn trở lại Roma. Lúc đầu, ngài có ý chọn một linh mục Dòng Đa Minh làm cáo thỉnh viên, nhưng Lm. Trần Mạnh Duyệt không ủng hộ ý kiến này và Lm. Trần Mạnh Duyệt đã đề nghị với Đức Hồng Y nên mời Đức Ông Trần Ngọc Thụ làm cáo thỉnh viên (và Lm. Duyệt vẫn làm phó). Đức Hồng Y vui vẻ đồng ý ngay. Đó là việc Chúa Quan Phòng làm, do các Thánh Tử Đạo bầu cử, để mọi việc được suôn sẻ và gặt hái thành công tốt đẹp”.
(Email của Lm. Trần Mạnh Duyệt ngày 22-02-2017).
Hai: Đức Ông Thụ đã can đảm “liều mạng” đứng tên vay tiền để lo vụ phong thánh. Nhờ vậy, ngài mới có dịp may mắn gặp quý nhân là Đức Ông De Bonis (sau này được thăng giám mục). Đức Ông De Bonis biết Đức Ông Thụ vừa vay một số tiền lớn nên đã lo lắng cảnh báo ngài về trách nhiệm phải trả tiền lời ngân hàng. Đức Ông Thụ bình tĩnh trình bày lí do mượn tiền. Khi hiểu mục đích vay tiền là để lo việc phong thánh, Đức Ông De Bonis hứa ngay: “Trước, tôi tưởng cha lo việc cá nhân, chứ bây giờ biết là chuyện phong thánh. Vậy cha cứ việc làm, tốn phí bao nhiêu, tôi sẽ chịu cho!” Nói Đức Ông Thụ “liều mạng” mà gặp may cũng được mà nói ngài “dám hết mình” vì các Thánh Tử Đạo nên được các Thánh phù hộ cũng đúng, nếu nhìn dưới con mắt tin kính.
Ba: Cũng trong việc phong thánh, Đức Ông Thụ đã quyền biến mời được 320 giám mục của 3 nước liên quan là Tây Ban Nha, Phi Luật Tân và Pháp để các vị kí thêm 3 thỉnh nguyện thư đệ trình Toà Thánh xin phong thánh cho Các Vị Tử Đạo Việt Nam. Đức Ông còn khôn ngoan xin Bộ Phong thánh chấp thuận cho Dòng Đa Minh và Hội Thừa Sai Ba Lê được cùng đứng tên làm cáo thỉnh viên phong thánh. Thế là có tới 3 cáo thỉnh viên: Đức Ông Trần Ngọc Thụ (Việt Nam), Lm. Innocenzo Venchi (Dòng Đa Minh) và Lm. Jean Baptiste Itcaina (Hội Thừa Sai Ba Lê). Nhờ sự sáng suốt và tinh thần đoàn kết của Đức Ông Thụ mà các Giáo hội Tây Ban Nha, Pháp và Phi Luật Tân đã cung cấp cho vị cáo thỉnh viên Việt Nam thêm nhiều tài liệu hiếm quý; hơn nữa, Dòng Đa Minh và Hội Thừa Sai Ba Lê, mỗi đơn vị, đã quảng đại chia sẻ 1/3 tổn phí trong việc tổ chức lễ phong thánh. Xin nhắc lại, lúc ấy, chính quyền Cộng sản Việt Nam điên cuồng phát động chiến dịch đả kích việc phong thánh tử đạo Việt Nam. Không một giám mục Việt Nam nào được xuất ngoại đi tham dự buổi lễ long trọng này tại Roma. Chẳng những thế, các giáo phận VN lúc ấy rất nghèo, không có thể chia sẻ gánh nặng tài chánh cho việc tổ chức lễ phong thánh.
Căn cứ vào 3 chi tiết trên đây, chúng tôi dám khẳng định: vụ án phong thánh cho Các Vị Tử Đạo Việt Nam của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được tiến hành thuận lợi và cuối cùng thành công tốt đẹp, phần lớn là nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết và sáng suốt của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, cộng với lòng can đảm và sự khôn ngoan quyền biến của Đức Ông Trần Ngọc Thụ.
Trích sách “Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Bí Thư Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” (Đức Ông Fr. Phạm Văn Phương và Trần Vinh. Tủ sách Hoàng Sa)