NĂM THÁNH CÓ Đức Mẹ DẪN TỚI NGUỒN HY VỌNG
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C
Thánh Gioan không gọi "hiện tượng lạ" xuất phát từ Chúa Giêsu là "phép lạ", mà là "dấu lạ". Trọn sứ điệp Tin Mừng của mình, từ khi bắt đầu đời công khai đến khi hoàn tất cuộc đời trần thế của Chúa, thánh Gioan chỉ ghi nhận bảy dấu lạ: Biến nước thành rượu (2, 1-11); Chữa con trai quan cận vệ nhà vua (4, 46-54); Chữa người bất toại tại cửa Chiên Đền thờ gần hồ Betsaida (5, 1-15); Hóa bánh ra nhiều nuôi dân (6, 5-13), Đi trên mặt nước (6, 16-21), Chữa người mù bẩm sinh (9, 1-7), Khiến Lazarô sống lại (11, 1-44).
Mỗi dấu lạ là bài học hay ý nghĩa thần học rõ rệt. Tựu trung qua dấu lạ, thánh Gioan muốn chúng ta tuyên xưng: Chúa Giêsu không chỉ là người mà còn là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu uy quyền như Thiên Chúa uy quyền. Chúa Giêsu thống trị muôn vật như Thiên Chúa thống trị. Chúa Giêsu phép tắc như Thiên Chúa phép tắc. Chúa Giêsu trao ban tình yêu như Thiên Chúa trao ban...
Mặt khác, trọn sứ điệp Tin Mừng của mình, chỉ hai lần thánh Gioan ghi nhận sự hiện diện của Đức Maria. Nhưng cả hai lần đều rất quan trọng trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu:
- Tiệc cưới Cana: Chúa khởi đầu sự xuất hiện công khai.
- Bên chân thánh giá: Chúa kết thúc sứ mạng trần thế.
Thánh nhân không gọi tên Đức Mẹ, nhưng là "Mẹ của Chúa Giêsu". Chúa Giêsu cũng không gọi Đức Mẹ là "Mẹ" nhưng là "Bà". Đó là một trong những điểm thần học làm cho Tin Mừng thứ tư khác biệt các Tin Mừng khác.
Tất cả những điểm thần học lý thú vừa nói, mang nhiều ý nghĩa. Bởi sứ điệp được trình bày trong Tìn Mừng này, không đơn thuần ghi nhận những biến cố, sự việc, nhưng chắt lọc suy tư được ôm ấp, được nghiền ngẫm về cuộc đời Chúa Cứu Thế, về tất cả những gì liên quan đến Ngài trong thời gian dài.
Qua những suy tư bằng trọn chiều sâu đã chín mùi ấy, thánh Gioan như nhắn gửi, những gì đã xảy ra trong đời sống của Chúa Kitô, cũng được và cũng cần được diễn ra trong Hội Thánh hiện tại.
Đặc biệt, Hội Thánh cần noi gương Chúa Kitô, để Đầu thánh thiện, thân mình cũng phải thánh thiện. Vì thế, từ những kỷ niệm mang tính lịch sử và cứu độ xuất phát từ Chúa Giêsu, được sức mạnh Thánh Thần linh hứng, Tin Mừng thánh Gioan diễn tả xuyên qua những câu chuyện lịch sử ấy, ý nghĩa thần học phong phú, để Hội Thánh sống và sống dồi dào.
Tuy nhiên, nơi dấu lạ Biến nước thành rượu, dấu lạ thứ nhất mà Tin Mừng Chúa nhật thứ hai trình bày, thánh Gioan như muốn trao cho độc giả ý nghĩa lớn này: Chúa Giêsu bày tỏ chính Ngài là Đấng Mêsia của Thiên Chúa đã đến trần gian. Ngài là Đấng ban sự an nghỉ thật và sự sống dư dật cho bất cứ ai tin Ngài. Chính trong chiều hướng đó mà thánh Gioan ghi nhận ở cuối trình thuật: "Chúa Giêsu... đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người".
Trong cái nhìn thần học thâm thúy ấy, Đức Maria của Tin Mừng thứ tư có chỗ đứng hết sức trang trọng. Đức Mẹ không chỉ làm Mẹ Chúa Cứu Thế mà còn có vai trò lớn trong công trình cứu độ của Chúa Cha ngang qua Chúa Giêsu. Trình thuật tiệc cưới Cana cũng thể hiện ý nghĩa ấy.
Cửa Năm Thánh 2025 đã mở. Và chúng ta, những Người Hành Hương đang tiến qua cửa ấy mang theo trọn niềm hy vọng vào tình yêu và sự cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta, những kẻ ra đi để tiến về Nhà Cha trong hy vọng.
Con đường ta đi là nẻo đường thế gian, nhưng không đến đích thế gian mà vượt qua thế gian bằng hy vọng vươn tới chân, thiện, mỹ là trời cao, là siêu nhiên, là cõi phúc, là ơn gọi nên thánh, là chính cung lòng Thiên Chúa.
Chúng ta cần Đức Mẹ đồng hành. Đức Mẹ là lẽ cậy trông, là sự giáo dục chính đáng, là môi giới tin tưởng. Đức Mẹ nhẹ nhàng giới thiệu chúng ta cho Chúa Giêsu, giới thiệu mọi cảnh huống của cuộc đời mà chúng ta lâm vào như đã từng giới thiệu hoàn cảnh tưởng chừng bế tắc của đám cưới Cana xưa.
1. Đức Mẹ giáo dục chúng ta tín thác vào Chúa bằng chính tấm gương tin tưởng của Đức Mẹ. Đức Mẹ tin nên mới ngỏ: "Họ hết rượu rồi". Trước thái độ cứng cỏi của Chúa: "Tôi với bà có can chi? Giờ tôi chưa đến", không làm Đức Mẹ nao núng, nhưng rất tự tin và bình tĩnh nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ làm theo", cho thấy Đức Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Lòng tin nơi Đức Mẹ là đức tin mạnh mẽ.
Hành trình của năm Thánh, hơn thế, hành trình của cuộc đời, học lấy bài học đức tin nơi Đức Mẹ, chúng ta tín thác vào Chúa mọi hoàn cảnh, mọi thời gian sống, suy tư, dự tính, nỗ lực... của bản thân. Xin Đức Mẹ đồng hành, đỡ nâng và dạy chúng ta đừng rời xa lòng tín thác vào Chúa, để từ nay đến muôn đời, ta hưởng nhờ tình yêu và sự cứu độ mà Chúa dành cho.
2. Đức Mẹ dạy chúng ta vững tin và thực hành Lời Chúa, nhanh nhẹn vâng theo thánh ý Chúa. "Người bảo gì, các anh cứ làm theo" là gia sản quý giá Mẹ chúng ta để lại. Nếu ngày ấy, gia nhân không nghe lời dạy của Chúa đổ đầy nước, dấu lạ đã không diễn ra. Vì không nghe cũng là không tin. Nhưng họ vâng lời Đức Mẹ: tin Chúa, thi hành thánh ý Chúa trọn vẹn. Hạnh phúc tiếp tục, và tiếp tục ở mức độ cao nhờ tin, lắng nghe và thi hành ý Chúa.
Noi gương Đức Mẹ, chúng ta tự trang bị cho mình sự vâng phục thánh ý Chúa tuyệt đối và không bao giờ lay chuyển. Càng đối diện khó khăn, càng mở Lời Chúa, nhất là mở sách Tin Mừng để nghiền ngẫm, để thấm thía thánh ý Chúa và sống thánh ý ấy trọn vẹn. Có rất nhiều lời của Kinh Thánh và lời của Tin Mừng trao cho ta sức mạnh, sự ủi an để ta vượt lên mọi thách đố, mọi cám dỗ trong đời, giúp ta tiến xa về phía Chúa như Đức Mẹ đã đạt được.
Ước mong hồng ân năm Thánh càng khiến chúng ta yêu mến Chúa như Đức Mẹ, tin tưởng và cậy trông Chúa hoàn toàn như Đức Mẹ!
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM C
Thánh Gioan không gọi "hiện tượng lạ" xuất phát từ Chúa Giêsu là "phép lạ", mà là "dấu lạ". Trọn sứ điệp Tin Mừng của mình, từ khi bắt đầu đời công khai đến khi hoàn tất cuộc đời trần thế của Chúa, thánh Gioan chỉ ghi nhận bảy dấu lạ: Biến nước thành rượu (2, 1-11); Chữa con trai quan cận vệ nhà vua (4, 46-54); Chữa người bất toại tại cửa Chiên Đền thờ gần hồ Betsaida (5, 1-15); Hóa bánh ra nhiều nuôi dân (6, 5-13), Đi trên mặt nước (6, 16-21), Chữa người mù bẩm sinh (9, 1-7), Khiến Lazarô sống lại (11, 1-44).
Mỗi dấu lạ là bài học hay ý nghĩa thần học rõ rệt. Tựu trung qua dấu lạ, thánh Gioan muốn chúng ta tuyên xưng: Chúa Giêsu không chỉ là người mà còn là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu uy quyền như Thiên Chúa uy quyền. Chúa Giêsu thống trị muôn vật như Thiên Chúa thống trị. Chúa Giêsu phép tắc như Thiên Chúa phép tắc. Chúa Giêsu trao ban tình yêu như Thiên Chúa trao ban...
Mặt khác, trọn sứ điệp Tin Mừng của mình, chỉ hai lần thánh Gioan ghi nhận sự hiện diện của Đức Maria. Nhưng cả hai lần đều rất quan trọng trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu:
- Tiệc cưới Cana: Chúa khởi đầu sự xuất hiện công khai.
- Bên chân thánh giá: Chúa kết thúc sứ mạng trần thế.
Thánh nhân không gọi tên Đức Mẹ, nhưng là "Mẹ của Chúa Giêsu". Chúa Giêsu cũng không gọi Đức Mẹ là "Mẹ" nhưng là "Bà". Đó là một trong những điểm thần học làm cho Tin Mừng thứ tư khác biệt các Tin Mừng khác.
Tất cả những điểm thần học lý thú vừa nói, mang nhiều ý nghĩa. Bởi sứ điệp được trình bày trong Tìn Mừng này, không đơn thuần ghi nhận những biến cố, sự việc, nhưng chắt lọc suy tư được ôm ấp, được nghiền ngẫm về cuộc đời Chúa Cứu Thế, về tất cả những gì liên quan đến Ngài trong thời gian dài.
Qua những suy tư bằng trọn chiều sâu đã chín mùi ấy, thánh Gioan như nhắn gửi, những gì đã xảy ra trong đời sống của Chúa Kitô, cũng được và cũng cần được diễn ra trong Hội Thánh hiện tại.
Đặc biệt, Hội Thánh cần noi gương Chúa Kitô, để Đầu thánh thiện, thân mình cũng phải thánh thiện. Vì thế, từ những kỷ niệm mang tính lịch sử và cứu độ xuất phát từ Chúa Giêsu, được sức mạnh Thánh Thần linh hứng, Tin Mừng thánh Gioan diễn tả xuyên qua những câu chuyện lịch sử ấy, ý nghĩa thần học phong phú, để Hội Thánh sống và sống dồi dào.
Tuy nhiên, nơi dấu lạ Biến nước thành rượu, dấu lạ thứ nhất mà Tin Mừng Chúa nhật thứ hai trình bày, thánh Gioan như muốn trao cho độc giả ý nghĩa lớn này: Chúa Giêsu bày tỏ chính Ngài là Đấng Mêsia của Thiên Chúa đã đến trần gian. Ngài là Đấng ban sự an nghỉ thật và sự sống dư dật cho bất cứ ai tin Ngài. Chính trong chiều hướng đó mà thánh Gioan ghi nhận ở cuối trình thuật: "Chúa Giêsu... đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người".
Trong cái nhìn thần học thâm thúy ấy, Đức Maria của Tin Mừng thứ tư có chỗ đứng hết sức trang trọng. Đức Mẹ không chỉ làm Mẹ Chúa Cứu Thế mà còn có vai trò lớn trong công trình cứu độ của Chúa Cha ngang qua Chúa Giêsu. Trình thuật tiệc cưới Cana cũng thể hiện ý nghĩa ấy.
Cửa Năm Thánh 2025 đã mở. Và chúng ta, những Người Hành Hương đang tiến qua cửa ấy mang theo trọn niềm hy vọng vào tình yêu và sự cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta, những kẻ ra đi để tiến về Nhà Cha trong hy vọng.
Con đường ta đi là nẻo đường thế gian, nhưng không đến đích thế gian mà vượt qua thế gian bằng hy vọng vươn tới chân, thiện, mỹ là trời cao, là siêu nhiên, là cõi phúc, là ơn gọi nên thánh, là chính cung lòng Thiên Chúa.
Chúng ta cần Đức Mẹ đồng hành. Đức Mẹ là lẽ cậy trông, là sự giáo dục chính đáng, là môi giới tin tưởng. Đức Mẹ nhẹ nhàng giới thiệu chúng ta cho Chúa Giêsu, giới thiệu mọi cảnh huống của cuộc đời mà chúng ta lâm vào như đã từng giới thiệu hoàn cảnh tưởng chừng bế tắc của đám cưới Cana xưa.
1. Đức Mẹ giáo dục chúng ta tín thác vào Chúa bằng chính tấm gương tin tưởng của Đức Mẹ. Đức Mẹ tin nên mới ngỏ: "Họ hết rượu rồi". Trước thái độ cứng cỏi của Chúa: "Tôi với bà có can chi? Giờ tôi chưa đến", không làm Đức Mẹ nao núng, nhưng rất tự tin và bình tĩnh nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ làm theo", cho thấy Đức Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Lòng tin nơi Đức Mẹ là đức tin mạnh mẽ.
Hành trình của năm Thánh, hơn thế, hành trình của cuộc đời, học lấy bài học đức tin nơi Đức Mẹ, chúng ta tín thác vào Chúa mọi hoàn cảnh, mọi thời gian sống, suy tư, dự tính, nỗ lực... của bản thân. Xin Đức Mẹ đồng hành, đỡ nâng và dạy chúng ta đừng rời xa lòng tín thác vào Chúa, để từ nay đến muôn đời, ta hưởng nhờ tình yêu và sự cứu độ mà Chúa dành cho.
2. Đức Mẹ dạy chúng ta vững tin và thực hành Lời Chúa, nhanh nhẹn vâng theo thánh ý Chúa. "Người bảo gì, các anh cứ làm theo" là gia sản quý giá Mẹ chúng ta để lại. Nếu ngày ấy, gia nhân không nghe lời dạy của Chúa đổ đầy nước, dấu lạ đã không diễn ra. Vì không nghe cũng là không tin. Nhưng họ vâng lời Đức Mẹ: tin Chúa, thi hành thánh ý Chúa trọn vẹn. Hạnh phúc tiếp tục, và tiếp tục ở mức độ cao nhờ tin, lắng nghe và thi hành ý Chúa.
Noi gương Đức Mẹ, chúng ta tự trang bị cho mình sự vâng phục thánh ý Chúa tuyệt đối và không bao giờ lay chuyển. Càng đối diện khó khăn, càng mở Lời Chúa, nhất là mở sách Tin Mừng để nghiền ngẫm, để thấm thía thánh ý Chúa và sống thánh ý ấy trọn vẹn. Có rất nhiều lời của Kinh Thánh và lời của Tin Mừng trao cho ta sức mạnh, sự ủi an để ta vượt lên mọi thách đố, mọi cám dỗ trong đời, giúp ta tiến xa về phía Chúa như Đức Mẹ đã đạt được.
Ước mong hồng ân năm Thánh càng khiến chúng ta yêu mến Chúa như Đức Mẹ, tin tưởng và cậy trông Chúa hoàn toàn như Đức Mẹ!