Giấc mơ được hiện thực: Đức Thánh Cha Phanxicô và Nhật Bản.
Văn phòng báo chí Tòa thánh vừa thông báo về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản vào tháng 11 này như là một giấc mơ được hiện thực đối với Đức Thánh Cha Phanxicô vì khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi, ngài đã ước ao được đi truyền giáo tại Nhật bản.
"Theo thời gian, Cha cảm nhận một khát vọng được trở thành một nhà truyền giáo tại Nhật Bản, nơi mà Dòng Tên đã gieo mầm một công việc rất quan trọng. Đó là tâm tình của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, được ghi trong cuốn sách El Eluituita, được xuất bản vào năm 2010.
Nhật Bản và Dòng Tên
Nhật Bản đã trở thành một điểm thu hút đặc biệt đối với Dòng Tên kể từ năm 1549 khi Thánh Phanxicô Xavier đến thăm đất nước này. Trong năm thế kỷ sau đó, Dòng Tên đã luôn quan tâm đặc biệt đến người dân và văn hóa Nhật Bản.
Sự chú ý này đã được củng cố trong những thập kỷ gần đây bởi hai cha Bề trên cả của dòng Tên là Cha Pedro Arrupe và Cha Adolfo Nicolás, cả hai đều có sống ở Nhật Bản một số năm. Chưa kể đến vai trò quan trọng của linh mục Giuseppe Pittau, dòng Tên đã có công rất lớn trong lãnh vực đối thoại văn hóa được triển khai giữa Nhật Bản và phương Tây.
Các tu sĩ dòng Tên đã luôn theo đuổi một đường hướng là kiên trì hội nhập văn hoá với xác tín rằng "không thể có những thành công nhanh chóng và ngay lập tức, vì chính Chúa cũng chạy có ba dặm một giờ, có nghĩa là, theo tốc độ của vũ hoàn chúng ta", như Cha Nicolás đã bình luận trong bài viết “Tổ chức của Giáo Hội Công Giáo” (La Lailtiltà Cattolica), với tựa đề "Sống sứ mệnh tại Nhật Bản" được xuất bản năm 2014.
Nhật Bản và Đức Thánh Cha Phanxicô
Tác phẩm “Tổ chức của Giáo Hội Công Giáo” (La Lailtiltà Cattolica) ảnh hưởng rất sâu đậm trong tâm tư của Đức Thánh Cha Phanxicô mà chúng ta có thể tìm gặp, phảng phất trong các bài giảng mà ngài hay chia sẻ trong các thánh lễ tại nhà nguyện thánh Matta. Vào ngày 17 tháng 4 năm 2013, ngài đã chia sẻ với lòng ngưỡng mộ trước những chứng tá của Giáo hội Nhật Bản, vẫn còn âm hưởng dù các ngài đã tuẫn tiết tử đạo từ những thế kỷ 16 và 17.
Điều gây ấn tượng nhiều cho vị Giáo hoàng này là sức mạnh của các tín hữu Nhật bản trong các cuộc cứu trợ các thiên tai! Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ lại cảnh các nhà truyền giáo cho hay "tất cả cộng đoàn cùng học đạo, đều chịu phép rửa tội, và tất cả hợp thức hóa hôn nhân trong Giáo hội".
Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục Nhật Bản
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đón nhận lời khẩn xin của hàng Giám mục Nhật bản trong chuyến “viếng mộ Thánh Phêrô” của hàng Giám mục Nhật bản hai năm trước đây, rằng ngài sẽ viếng thăm đất nước Nhật bản trong một ngày nào đó!
Trong dịp đó, ĐTC đã nói đến di sản của Giáo hội tại Nhật Bản dựa trên hai trụ cột: các vị truyền giáo đến sau Thánh Phanxicô Xavier, "các ngài đã hiến dâng cuộc đời để phục vụ Tin Mừng cho nhân dân Nhật Bản", và những gì mà ĐTC gọi là "các Kitô hữu ẩn danh".
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: “Khi mà các linh mục tu sĩ và những giáo dân ngoại quốc bị trục xuất khỏi đất nước Nhật bản, thế mà "đức tin Kitô giáo của anh chị em không hề bị tiêu tan, nhưng vẫn được kiên vững dù có phải sống ẩn dật và bị cô lập!
Giáo hội tại Nhật Bản
Giáo hội Nhật Bản, với một lịch sử đầy gian chuân khốn khó, nhưng cũng không thiếu ơn lành của Chúa. Giáo hội Nhật bản nêu gương cho chúng ta rằng “mỗi Kitô hữu là người truyền giáo”.
Văn phòng báo chí Tòa thánh vừa thông báo về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản vào tháng 11 này như là một giấc mơ được hiện thực đối với Đức Thánh Cha Phanxicô vì khi còn là một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi, ngài đã ước ao được đi truyền giáo tại Nhật bản.
"Theo thời gian, Cha cảm nhận một khát vọng được trở thành một nhà truyền giáo tại Nhật Bản, nơi mà Dòng Tên đã gieo mầm một công việc rất quan trọng. Đó là tâm tình của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, được ghi trong cuốn sách El Eluituita, được xuất bản vào năm 2010.
Dòng Tên đến Nhật bản |
Nhật Bản và Dòng Tên
Nhật Bản đã trở thành một điểm thu hút đặc biệt đối với Dòng Tên kể từ năm 1549 khi Thánh Phanxicô Xavier đến thăm đất nước này. Trong năm thế kỷ sau đó, Dòng Tên đã luôn quan tâm đặc biệt đến người dân và văn hóa Nhật Bản.
Sự chú ý này đã được củng cố trong những thập kỷ gần đây bởi hai cha Bề trên cả của dòng Tên là Cha Pedro Arrupe và Cha Adolfo Nicolás, cả hai đều có sống ở Nhật Bản một số năm. Chưa kể đến vai trò quan trọng của linh mục Giuseppe Pittau, dòng Tên đã có công rất lớn trong lãnh vực đối thoại văn hóa được triển khai giữa Nhật Bản và phương Tây.
Các tu sĩ dòng Tên đã luôn theo đuổi một đường hướng là kiên trì hội nhập văn hoá với xác tín rằng "không thể có những thành công nhanh chóng và ngay lập tức, vì chính Chúa cũng chạy có ba dặm một giờ, có nghĩa là, theo tốc độ của vũ hoàn chúng ta", như Cha Nicolás đã bình luận trong bài viết “Tổ chức của Giáo Hội Công Giáo” (La Lailtiltà Cattolica), với tựa đề "Sống sứ mệnh tại Nhật Bản" được xuất bản năm 2014.
Nhật Bản và Đức Thánh Cha Phanxicô
Tác phẩm “Tổ chức của Giáo Hội Công Giáo” (La Lailtiltà Cattolica) ảnh hưởng rất sâu đậm trong tâm tư của Đức Thánh Cha Phanxicô mà chúng ta có thể tìm gặp, phảng phất trong các bài giảng mà ngài hay chia sẻ trong các thánh lễ tại nhà nguyện thánh Matta. Vào ngày 17 tháng 4 năm 2013, ngài đã chia sẻ với lòng ngưỡng mộ trước những chứng tá của Giáo hội Nhật Bản, vẫn còn âm hưởng dù các ngài đã tuẫn tiết tử đạo từ những thế kỷ 16 và 17.
Điều gây ấn tượng nhiều cho vị Giáo hoàng này là sức mạnh của các tín hữu Nhật bản trong các cuộc cứu trợ các thiên tai! Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ lại cảnh các nhà truyền giáo cho hay "tất cả cộng đoàn cùng học đạo, đều chịu phép rửa tội, và tất cả hợp thức hóa hôn nhân trong Giáo hội".
Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục Nhật Bản
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đón nhận lời khẩn xin của hàng Giám mục Nhật bản trong chuyến “viếng mộ Thánh Phêrô” của hàng Giám mục Nhật bản hai năm trước đây, rằng ngài sẽ viếng thăm đất nước Nhật bản trong một ngày nào đó!
Trong dịp đó, ĐTC đã nói đến di sản của Giáo hội tại Nhật Bản dựa trên hai trụ cột: các vị truyền giáo đến sau Thánh Phanxicô Xavier, "các ngài đã hiến dâng cuộc đời để phục vụ Tin Mừng cho nhân dân Nhật Bản", và những gì mà ĐTC gọi là "các Kitô hữu ẩn danh".
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: “Khi mà các linh mục tu sĩ và những giáo dân ngoại quốc bị trục xuất khỏi đất nước Nhật bản, thế mà "đức tin Kitô giáo của anh chị em không hề bị tiêu tan, nhưng vẫn được kiên vững dù có phải sống ẩn dật và bị cô lập!
Giáo hội tại Nhật Bản
Giáo hội Nhật Bản, với một lịch sử đầy gian chuân khốn khó, nhưng cũng không thiếu ơn lành của Chúa. Giáo hội Nhật bản nêu gương cho chúng ta rằng “mỗi Kitô hữu là người truyền giáo”.