Sinh hoạt sau cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô là Đêm Canh Thức với giới trẻ trẻ tại cánh đồng Soamandrakizay diễn ra vào lúc 18 giờ thứ Bẩy 7 tháng Chín.
Trong khi quý vị và anh chị em theo dõi các sinh hoạt, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về Tổng giáo phận Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).
Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số. Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Cha cảm ơn các con, vì những lời chào mừng của các con. Cũng xin cảm ơn các con, các người trẻ thân mến, những người đã đến từ mọi nơi của hòn đảo xinh đẹp này, bất chấp nhiều cố gắng và khó khăn mà điều này đã gây ra cho nhiều người các con. Tuy nhiên, các con đang ở đây! Điều đó làm cho Cha hạnh phúc hơn khi cùng các con tham dự buổi canh thức cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã mời chúng ta tới. Cảm ơn các con vì những bài hát và điệu múa truyền thống mà các con đã biểu diễn với sự nhiệt tình như vậy. Mọi người nói với Cha trước về niềm vui và sự nhiệt tình đáng chú ý của các con, và họ không sai!
Cảm ơn các con, Rova Sitraka và Vavy Elyssa, vì đã chia sẻ với mỗi chúng ta quá trình tìm kiếm, đầy hy vọng và thách thức, đã đưa các con đến đây hôm nay. Thật tốt biết bao khi gặp hai người trẻ tuổi với một đức tin sống động, một niềm tin đang tiến bước! Chúa Giêsu luôn để trái tim chúng ta bồn chồn; Người chỉ đường cho chúng ta và khiến chúng Cha tiến bước. Các môn đệ của Chúa Giêsu, nếu muốn lớn lên trong tình bạn, không được đứng yên, phàn nàn hoặc nhìn vào bên trong. Họ cần phải di chuyển, hành động, cam kết, vì biết chắc chắn rằng Chúa đang hỗ trợ và đồng hành với họ.
Đó là lý do tại sao Cha thích nghĩ về mọi người trẻ như một người tìm kiếm. Các con có nhớ câu hỏi đầu tiên Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ của Người bên bờ sông Giócđan không? “Các con tìm kiếm gì?” (Ga 1:38). Chúa biết rằng chúng ta đang tìm kiếm “niềm hạnh phúc mà vì nó chúng ta đã được dựng nên”, và là niềm hạnh phúc “thế giới sẽ không thể lấy khỏi chúng ta” (Gaudete et Exsultate, 1; 177). Mỗi người biểu lộ điều đó cách khác nhau, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, tất cả các con đều đang tìm kiếm hạnh phúc mà không ai có thể lấy khỏi chúng ta” (x. Ibid., 177).
Này Rova, Con nói với chúng ta rằng trong trái tim con, con muốn đến thăm tù nhân từ lâu. Con bắt đầu bằng cách giúp đỡ một linh mục trong thừa tác vụ của ngài, và dần dần, con ngày càng tham gia nhiều hơn, đến độ điều này trở thành sứ mệnh bản thân của con. Con nhận ra rằng cuộc sống của con là một sứ mệnh. Được phát sinh từ đức tin, việc tìm kiếm này giúp làm cho thế giới nơi chúng ta sống trở thành tốt hơn, phù hợp hơn với Tin Mừng. Những gì các con đã làm cho người khác cũng biến đổi các con; nó thay đổi cách nhìn và đánh giá con người của các con. Nó làm cho các con thành người công bằng và nhạy cảm hơn. Các con đã hiểu và khám phá ra rằng Chúa là một phần của cuộc đời các con: Người ban cho các con một hạnh phúc mà thế giới không thể lấy mất khỏi các con.
Trong sứ mệnh của mình, các con đã học được cách ngừng dán nhãn hiệu lên mọi người và thay vào đó gọi họ bằng tên, như Chúa làm với chúng ta. Người không gọi chúng ta bằng tội lỗi, lỗi lầm, thiếu sót, giới hạn của chúng ta, nhưng bằng tên của chúng ta; mỗi chúng ta đều quý giá trong mắt Người. Ma quỷ cũng biết tên của chúng ta, nhưng nó thích gọi chúng ta bằng cách liên tục nhắc nhở chúng ta về tội lỗi và lỗi lầm của chúng ta; bằng cách này, nó làm cho chúng ta cảm thấy rằng dù chúng ta có làm bao nhiêu, không có gì có thể thay đổi, mọi thứ sẽ vẫn như cũ. Chúa không có bất cứ điều gì như thế. Chúa luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta quý giá như thế nào trong mắt của Người và Người giao phó cho chúng ta một sứ mệnh.
Các con đã học được cách nhìn thấy sự khác biệt của mỗi người, nhưng cả lịch sử ẩn phía sau mỗi khuôn mặt nữa. Các con đã từ bỏ những lời chỉ trích nhanh chóng và dễ dãi luôn làm tê liệt chúng ta, và các con đã học được điều gì đó mà, đối với nhiều người, phải mất nhiều năm để khám phá. Các con nhận ra rằng một số lớn những người ở trong tù, họ ở đó không phải vì họ xấu, mà vì họ đã thực hiện những lựa chọn tồi. Họ đã đi sai đường và họ nhận ra điều đó, nhưng bây giờ họ mong muốn có một khởi đầu mới.
Điều này nhắc nhở chúng ta về một trong những món quà đẹp nhất mà tình bạn của chúng ta với Chúa Giêsu có thể cung ứng cho chúng ta: “Người ở trong các con, Người ở bên các con và Người không bao giờ bỏ rơi các con. Tuy nhiên, dù các con có đi lang thang bao xa, Người luôn ở đó, Đấng Phục sinh. Người gọi các con và Người chờ các con quay lại với Người và bắt đầu lại một lần nữa” (Christus Vivit, 2), và Người giao phó cho các con một sứ mệnh. Hôm nay Người yêu cầu tất cả chúng ta khám phá và ăn mừng món quà đó.
Cũng từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta đều biết rằng mọi người có thể “đi lạc hướng” và chạy theo những ảo tưởng rù quyến luôn hứa hẹn những gì xem ra là niềm vui nhanh chóng, dễ dãi và tức thời, nhưng cuối cùng chỉ khiến trái tim, giấc mơ và tâm hồn chúng ta bị mắc kẹt giữa đường. Khi chúng ta còn trẻ, những ảo tưởng này quyến rũ chúng ta bằng những lời hứa hẹn mà sau cùng chỉ làm chúng ta chết đứng; chúng lấy đi sức sống và niềm vui của chúng ta; chúng để chúng ta lệ thuộc và cay đắng, bị mắc kẹt trong một ngõ cụt.
Về việc trở nên cay đắng... Có lẽ không phải vậy, nhưng có một rủi ro mà các con có thể bắt đầu nghĩ tới: “Đó là cách mà mọi thứ vốn hiện hữu... không có gì sẽ thay đổi và không ai có thể thay đổi dù một điều duy nhất”. Đặc biệt khi các con thiếu những điều cần thiết căn bản để sống qua ngày hoặc theo đuổi việc học, hoặc khi các con nhận ra rằng không có việc làm, sự ổn định và bất công xã hội, tương lai của các con bị chặn đứng... và sau đó bị cám dỗ bỏ cuộc.
Chúa là người đầu tiên nói với các con không! Đó không phải là con đường để đi. Người đang sống và Người cũng muốn các con được sống. Người muốn các con chia sẻ mọi tài năng và đặc sủng của các con, mọi giấc mơ và tài năng của các con (xem ibid., 1). Chúa gọi mỗi chúng ta bằng tên và nói: Hãy Theo Cha! Người không kêu gọi chúng ta chạy theo ảo ảnh nhưng trở thành môn đệ truyền giáo ở đây và lúc này. Người là người đầu tiên bác bỏ tất cả những giọng nói sẽ ru ngủ các con, khiến các con trở nên thụ động, tê liệt và lãnh đạm, và do đó ngăn các con tìm kiếm những chân trời mới. Với Chúa Giêsu, luôn có những chân trời mới để tìm kiếm. Người muốn thay đổi chúng ta và biến cuộc sống của chúng ta thành một sứ mệnh. Nhưng Người nói với chúng ta đừng sợ bẩn tay.
Qua các con, tương lai sẽ đến Madagascar và đến với Giáo hội. Chúa là người đầu tiên tin tưởng nơi các con, nhưng Người cũng yêu cầu các con tin tưởng vào chính mình và các kỹ năng và khả năng của chính các con, những điều có rất nhiều. Người yêu cầu các con khuyến khích nhau và cùng Người viết một trang đẹp đẽ nhất trong cuộc đời các con, bác bỏ sự lãnh đạm và, giống như Rova, cung ứng một câu trả lời Kitô giáo cho nhiều vấn đề mà các con đang gặp phải. Chúa kêu gọi chúng ta trở thành những người xây dựng tương lai (x. Ibid., 174). Người kêu gọi các con đóng góp như chỉ các con mới có thể đóng góp, bằng niềm vui và sự tươi mới trong đức tin của các con. Cha muốn mỗi các con tự hỏi: Chúa Giêsu có thể tin tưởng vào tôi không?
Chúa không tìm kiếm những nhà thám hiểm đơn độc. Người giao cho chúng ta một sứ mệnh, đúng, nhưng Người không sai chúng Cha đơn độc ra ngoài chiến tuyến.
Vavy Elyssa đã đưa ra điểm này rất hay. Không thể là một môn đệ truyền giáo một mình được. Chúng ta cần những người khác để trải nghiệm và chia sẻ tình yêu và niềm tín thác mà Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy. Một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu là điều chủ yếu, không chỉ đơn giản như các cá nhân mà còn trong cộng đồng. Chắc chắn, chúng ta có thể tự mình hoàn thành những điều tuyệt vời, nhưng cùng nhau chúng ta có thể mơ ước và thực hiện những điều chưa mơ tưởng tới! Vavy nói điều này cách độc đáo: chúng ta được mời gọi tìm khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi khuôn mặt của người khác. Bằng cách cử hành đức tin trong gia đình của chúng ta, bằng cách tạo ra mối liên kết huynh đệ, bằng cách tham dự vào cuộc sống của nhóm hoặc phong trào và bằng cách khuyến khích nhau cùng nhau thắp sáng đường mòn trong tình liên đới. Nhờ cách này, chúng ta có thể học cách biện phân những nẻo đường mà Chúa đang mời chúng ta chọn, những chân trời mà Người đang chuẩn bị cho các con! Đừng bao giờ rút lui khỏi người khác, hoặc muốn đi một mình! Đây là một trong những cơn cám dỗ tồi tệ nhất có thể có.
Trong cộng đồng, chúng ta có thể học cách nhận ra những phép lạ nhỏ bé hàng ngày, như tất cả những điều giúp chúng ta thoáng nhìn thấy việc bước chân theo và yêu mến Chúa Giêsu đẹp đẽ nhường bao. Thông thường, thì một cách khiêm tốn hơn, như trong trường hợp cha mẹ của con, Vavy ạ. Mặc dù họ phát xuất từ các nhóm dân tộc khác nhau, mỗi nhóm có phong tục và truyền thống riêng, tình yêu lẫn nhau của họ đã cho phép họ vượt qua những thử thách và bất đồng. Họ chỉ cho các con một con đường đẹp đẽ để bước đi. Một con đường được xác nhận mỗi lần họ cho hoa quả trái đất để dâng lên bàn thờ. Chúng ta cần những nhân chứng này xiết bao! Hoặc như dì của con hoặc các giáo lý viên và linh mục từng đồng hành và hỗ trợ họ khi họ lớn lên trong đức tin. Tất cả những điều này đã giúp đỡ và khuyến khích các con, và dẫn đến việc các con nói “xin vâng”. Tất cả chúng ta đều quan trọng và cần thiết, và không ai có thể nói, “tôi không cần anh”, hay, “anh không phải là một phần của kế hoạch yêu thương này vốn là giấc mơ của Chúa Cha khi Người dựng nên chúng ta”.
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta là một gia đình lớn, và vì vậy chúng ta có thể học được rằng chúng ta có một người Mẹ: quan thầy của Madagascar, Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria. Cha luôn luôn có ấn tượng trước quyết tâm khi Mẹ Maria, lúc còn trẻ, nói lời “xin vâng”. Sự quyết tâm khi ngài nói với thiên thần: “Hãy để việc đó được thực hiện cho tôi”. Ngài còn lâu mới nói: “Vâng, nhưng hãy để xem sự việc sẽ ra sao”. Mẹ Maria không thể tưởng tượng được việc nói rằng: “Hãy để xem sự việc sẽ ra sao”. Ngài đơn giản thưa “xin vâng”. Đó là tiếng “xin vâng” của tất cả những người sẵn lòng cam kết và chấp nhận rủi ro, sẵn sàng đánh cuộc mọi sự, không có sự bảo đảm nào ngoại trừ niềm tin chắc chắn khi biết họ là người mang một lời hứa. Người phụ nữ trẻ đó bây giờ là Người Mẹ trông chừng con cái mình khi chúng bước đi trong đời, thường xuyên mệt mỏi và thiếu thốn, nhưng luôn lo lắng rằng ánh sáng hy vọng sẽ không bị dập tắt. Đó là những gì chúng ta mong muốn cho Madagascar, cho mỗi các con và bạn bè của các con: rằng ánh sáng của hy vọng không bị dập tắt. Mẹ của chúng ta đang nhìn vào cuộc tụ họp lớn lao của người trẻ này, những người yêu mến ngài và tìm kiếm ngài trong sự thinh lặng của trái tim họ, bất chấp sự ồn ào của thế giới và những huyên náo và sao lãng của cuộc hành trình. Họ cầu nguyện với ngài rằng niềm hy vọng của họ sẽ không bao giờ bị dập tắt (x. Christus Vivit, 44-48).
Cha giao phó cuộc sống của mỗi các con và cuộc sống của gia đình và bạn bè của các con cho Mẹ Maria. Xin cho các con đừng bao giờ thiếu ánh sáng hy vọng, và xin cho Madagascar ngày càng trở thành vùng đất mà Chúa hằng mơ ước. Xin Đức Mẹ đồng hành cùng các con và bảo vệ các con luôn mãi.
Và, xin đừng quên cầu nguyện cho Cha.
Trong khi quý vị và anh chị em theo dõi các sinh hoạt, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về Tổng giáo phận Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).
Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số. Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Cha cảm ơn các con, vì những lời chào mừng của các con. Cũng xin cảm ơn các con, các người trẻ thân mến, những người đã đến từ mọi nơi của hòn đảo xinh đẹp này, bất chấp nhiều cố gắng và khó khăn mà điều này đã gây ra cho nhiều người các con. Tuy nhiên, các con đang ở đây! Điều đó làm cho Cha hạnh phúc hơn khi cùng các con tham dự buổi canh thức cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã mời chúng ta tới. Cảm ơn các con vì những bài hát và điệu múa truyền thống mà các con đã biểu diễn với sự nhiệt tình như vậy. Mọi người nói với Cha trước về niềm vui và sự nhiệt tình đáng chú ý của các con, và họ không sai!
Cảm ơn các con, Rova Sitraka và Vavy Elyssa, vì đã chia sẻ với mỗi chúng ta quá trình tìm kiếm, đầy hy vọng và thách thức, đã đưa các con đến đây hôm nay. Thật tốt biết bao khi gặp hai người trẻ tuổi với một đức tin sống động, một niềm tin đang tiến bước! Chúa Giêsu luôn để trái tim chúng ta bồn chồn; Người chỉ đường cho chúng ta và khiến chúng Cha tiến bước. Các môn đệ của Chúa Giêsu, nếu muốn lớn lên trong tình bạn, không được đứng yên, phàn nàn hoặc nhìn vào bên trong. Họ cần phải di chuyển, hành động, cam kết, vì biết chắc chắn rằng Chúa đang hỗ trợ và đồng hành với họ.
Đó là lý do tại sao Cha thích nghĩ về mọi người trẻ như một người tìm kiếm. Các con có nhớ câu hỏi đầu tiên Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ của Người bên bờ sông Giócđan không? “Các con tìm kiếm gì?” (Ga 1:38). Chúa biết rằng chúng ta đang tìm kiếm “niềm hạnh phúc mà vì nó chúng ta đã được dựng nên”, và là niềm hạnh phúc “thế giới sẽ không thể lấy khỏi chúng ta” (Gaudete et Exsultate, 1; 177). Mỗi người biểu lộ điều đó cách khác nhau, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, tất cả các con đều đang tìm kiếm hạnh phúc mà không ai có thể lấy khỏi chúng ta” (x. Ibid., 177).
Này Rova, Con nói với chúng ta rằng trong trái tim con, con muốn đến thăm tù nhân từ lâu. Con bắt đầu bằng cách giúp đỡ một linh mục trong thừa tác vụ của ngài, và dần dần, con ngày càng tham gia nhiều hơn, đến độ điều này trở thành sứ mệnh bản thân của con. Con nhận ra rằng cuộc sống của con là một sứ mệnh. Được phát sinh từ đức tin, việc tìm kiếm này giúp làm cho thế giới nơi chúng ta sống trở thành tốt hơn, phù hợp hơn với Tin Mừng. Những gì các con đã làm cho người khác cũng biến đổi các con; nó thay đổi cách nhìn và đánh giá con người của các con. Nó làm cho các con thành người công bằng và nhạy cảm hơn. Các con đã hiểu và khám phá ra rằng Chúa là một phần của cuộc đời các con: Người ban cho các con một hạnh phúc mà thế giới không thể lấy mất khỏi các con.
Trong sứ mệnh của mình, các con đã học được cách ngừng dán nhãn hiệu lên mọi người và thay vào đó gọi họ bằng tên, như Chúa làm với chúng ta. Người không gọi chúng ta bằng tội lỗi, lỗi lầm, thiếu sót, giới hạn của chúng ta, nhưng bằng tên của chúng ta; mỗi chúng ta đều quý giá trong mắt Người. Ma quỷ cũng biết tên của chúng ta, nhưng nó thích gọi chúng ta bằng cách liên tục nhắc nhở chúng ta về tội lỗi và lỗi lầm của chúng ta; bằng cách này, nó làm cho chúng ta cảm thấy rằng dù chúng ta có làm bao nhiêu, không có gì có thể thay đổi, mọi thứ sẽ vẫn như cũ. Chúa không có bất cứ điều gì như thế. Chúa luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta quý giá như thế nào trong mắt của Người và Người giao phó cho chúng ta một sứ mệnh.
Các con đã học được cách nhìn thấy sự khác biệt của mỗi người, nhưng cả lịch sử ẩn phía sau mỗi khuôn mặt nữa. Các con đã từ bỏ những lời chỉ trích nhanh chóng và dễ dãi luôn làm tê liệt chúng ta, và các con đã học được điều gì đó mà, đối với nhiều người, phải mất nhiều năm để khám phá. Các con nhận ra rằng một số lớn những người ở trong tù, họ ở đó không phải vì họ xấu, mà vì họ đã thực hiện những lựa chọn tồi. Họ đã đi sai đường và họ nhận ra điều đó, nhưng bây giờ họ mong muốn có một khởi đầu mới.
Điều này nhắc nhở chúng ta về một trong những món quà đẹp nhất mà tình bạn của chúng ta với Chúa Giêsu có thể cung ứng cho chúng ta: “Người ở trong các con, Người ở bên các con và Người không bao giờ bỏ rơi các con. Tuy nhiên, dù các con có đi lang thang bao xa, Người luôn ở đó, Đấng Phục sinh. Người gọi các con và Người chờ các con quay lại với Người và bắt đầu lại một lần nữa” (Christus Vivit, 2), và Người giao phó cho các con một sứ mệnh. Hôm nay Người yêu cầu tất cả chúng ta khám phá và ăn mừng món quà đó.
Cũng từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta đều biết rằng mọi người có thể “đi lạc hướng” và chạy theo những ảo tưởng rù quyến luôn hứa hẹn những gì xem ra là niềm vui nhanh chóng, dễ dãi và tức thời, nhưng cuối cùng chỉ khiến trái tim, giấc mơ và tâm hồn chúng ta bị mắc kẹt giữa đường. Khi chúng ta còn trẻ, những ảo tưởng này quyến rũ chúng ta bằng những lời hứa hẹn mà sau cùng chỉ làm chúng ta chết đứng; chúng lấy đi sức sống và niềm vui của chúng ta; chúng để chúng ta lệ thuộc và cay đắng, bị mắc kẹt trong một ngõ cụt.
Về việc trở nên cay đắng... Có lẽ không phải vậy, nhưng có một rủi ro mà các con có thể bắt đầu nghĩ tới: “Đó là cách mà mọi thứ vốn hiện hữu... không có gì sẽ thay đổi và không ai có thể thay đổi dù một điều duy nhất”. Đặc biệt khi các con thiếu những điều cần thiết căn bản để sống qua ngày hoặc theo đuổi việc học, hoặc khi các con nhận ra rằng không có việc làm, sự ổn định và bất công xã hội, tương lai của các con bị chặn đứng... và sau đó bị cám dỗ bỏ cuộc.
Chúa là người đầu tiên nói với các con không! Đó không phải là con đường để đi. Người đang sống và Người cũng muốn các con được sống. Người muốn các con chia sẻ mọi tài năng và đặc sủng của các con, mọi giấc mơ và tài năng của các con (xem ibid., 1). Chúa gọi mỗi chúng ta bằng tên và nói: Hãy Theo Cha! Người không kêu gọi chúng ta chạy theo ảo ảnh nhưng trở thành môn đệ truyền giáo ở đây và lúc này. Người là người đầu tiên bác bỏ tất cả những giọng nói sẽ ru ngủ các con, khiến các con trở nên thụ động, tê liệt và lãnh đạm, và do đó ngăn các con tìm kiếm những chân trời mới. Với Chúa Giêsu, luôn có những chân trời mới để tìm kiếm. Người muốn thay đổi chúng ta và biến cuộc sống của chúng ta thành một sứ mệnh. Nhưng Người nói với chúng ta đừng sợ bẩn tay.
Qua các con, tương lai sẽ đến Madagascar và đến với Giáo hội. Chúa là người đầu tiên tin tưởng nơi các con, nhưng Người cũng yêu cầu các con tin tưởng vào chính mình và các kỹ năng và khả năng của chính các con, những điều có rất nhiều. Người yêu cầu các con khuyến khích nhau và cùng Người viết một trang đẹp đẽ nhất trong cuộc đời các con, bác bỏ sự lãnh đạm và, giống như Rova, cung ứng một câu trả lời Kitô giáo cho nhiều vấn đề mà các con đang gặp phải. Chúa kêu gọi chúng ta trở thành những người xây dựng tương lai (x. Ibid., 174). Người kêu gọi các con đóng góp như chỉ các con mới có thể đóng góp, bằng niềm vui và sự tươi mới trong đức tin của các con. Cha muốn mỗi các con tự hỏi: Chúa Giêsu có thể tin tưởng vào tôi không?
Chúa không tìm kiếm những nhà thám hiểm đơn độc. Người giao cho chúng ta một sứ mệnh, đúng, nhưng Người không sai chúng Cha đơn độc ra ngoài chiến tuyến.
Vavy Elyssa đã đưa ra điểm này rất hay. Không thể là một môn đệ truyền giáo một mình được. Chúng ta cần những người khác để trải nghiệm và chia sẻ tình yêu và niềm tín thác mà Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy. Một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu là điều chủ yếu, không chỉ đơn giản như các cá nhân mà còn trong cộng đồng. Chắc chắn, chúng ta có thể tự mình hoàn thành những điều tuyệt vời, nhưng cùng nhau chúng ta có thể mơ ước và thực hiện những điều chưa mơ tưởng tới! Vavy nói điều này cách độc đáo: chúng ta được mời gọi tìm khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi khuôn mặt của người khác. Bằng cách cử hành đức tin trong gia đình của chúng ta, bằng cách tạo ra mối liên kết huynh đệ, bằng cách tham dự vào cuộc sống của nhóm hoặc phong trào và bằng cách khuyến khích nhau cùng nhau thắp sáng đường mòn trong tình liên đới. Nhờ cách này, chúng ta có thể học cách biện phân những nẻo đường mà Chúa đang mời chúng ta chọn, những chân trời mà Người đang chuẩn bị cho các con! Đừng bao giờ rút lui khỏi người khác, hoặc muốn đi một mình! Đây là một trong những cơn cám dỗ tồi tệ nhất có thể có.
Trong cộng đồng, chúng ta có thể học cách nhận ra những phép lạ nhỏ bé hàng ngày, như tất cả những điều giúp chúng ta thoáng nhìn thấy việc bước chân theo và yêu mến Chúa Giêsu đẹp đẽ nhường bao. Thông thường, thì một cách khiêm tốn hơn, như trong trường hợp cha mẹ của con, Vavy ạ. Mặc dù họ phát xuất từ các nhóm dân tộc khác nhau, mỗi nhóm có phong tục và truyền thống riêng, tình yêu lẫn nhau của họ đã cho phép họ vượt qua những thử thách và bất đồng. Họ chỉ cho các con một con đường đẹp đẽ để bước đi. Một con đường được xác nhận mỗi lần họ cho hoa quả trái đất để dâng lên bàn thờ. Chúng ta cần những nhân chứng này xiết bao! Hoặc như dì của con hoặc các giáo lý viên và linh mục từng đồng hành và hỗ trợ họ khi họ lớn lên trong đức tin. Tất cả những điều này đã giúp đỡ và khuyến khích các con, và dẫn đến việc các con nói “xin vâng”. Tất cả chúng ta đều quan trọng và cần thiết, và không ai có thể nói, “tôi không cần anh”, hay, “anh không phải là một phần của kế hoạch yêu thương này vốn là giấc mơ của Chúa Cha khi Người dựng nên chúng ta”.
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta là một gia đình lớn, và vì vậy chúng ta có thể học được rằng chúng ta có một người Mẹ: quan thầy của Madagascar, Đức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria. Cha luôn luôn có ấn tượng trước quyết tâm khi Mẹ Maria, lúc còn trẻ, nói lời “xin vâng”. Sự quyết tâm khi ngài nói với thiên thần: “Hãy để việc đó được thực hiện cho tôi”. Ngài còn lâu mới nói: “Vâng, nhưng hãy để xem sự việc sẽ ra sao”. Mẹ Maria không thể tưởng tượng được việc nói rằng: “Hãy để xem sự việc sẽ ra sao”. Ngài đơn giản thưa “xin vâng”. Đó là tiếng “xin vâng” của tất cả những người sẵn lòng cam kết và chấp nhận rủi ro, sẵn sàng đánh cuộc mọi sự, không có sự bảo đảm nào ngoại trừ niềm tin chắc chắn khi biết họ là người mang một lời hứa. Người phụ nữ trẻ đó bây giờ là Người Mẹ trông chừng con cái mình khi chúng bước đi trong đời, thường xuyên mệt mỏi và thiếu thốn, nhưng luôn lo lắng rằng ánh sáng hy vọng sẽ không bị dập tắt. Đó là những gì chúng ta mong muốn cho Madagascar, cho mỗi các con và bạn bè của các con: rằng ánh sáng của hy vọng không bị dập tắt. Mẹ của chúng ta đang nhìn vào cuộc tụ họp lớn lao của người trẻ này, những người yêu mến ngài và tìm kiếm ngài trong sự thinh lặng của trái tim họ, bất chấp sự ồn ào của thế giới và những huyên náo và sao lãng của cuộc hành trình. Họ cầu nguyện với ngài rằng niềm hy vọng của họ sẽ không bao giờ bị dập tắt (x. Christus Vivit, 44-48).
Cha giao phó cuộc sống của mỗi các con và cuộc sống của gia đình và bạn bè của các con cho Mẹ Maria. Xin cho các con đừng bao giờ thiếu ánh sáng hy vọng, và xin cho Madagascar ngày càng trở thành vùng đất mà Chúa hằng mơ ước. Xin Đức Mẹ đồng hành cùng các con và bảo vệ các con luôn mãi.
Và, xin đừng quên cầu nguyện cho Cha.