Sau cuộc gặp gỡ với tổng thống, các nhà lãnh đạo trong chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh tổng thống, lúc 11:15, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ và đọc kinh chung trong tu viện các nữ tu dòng Carmêlô Nhặt Phép.
Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.
Nhân đây, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về Giáo Hội tại Madagascar.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.
Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.
Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.
Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.
Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.
Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.
Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.
Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.
Trong diễn từ với các Giám Mục, Đức Thánh Cha nói:
Các chư huynh Giám mục thân mến,
Cảm ơn Đức Hồng Y [Désiré Tsarahazana], vì những lời chào mừng của ngài nhân danh tất cả các anh em của ngài. Tôi đánh giá cao mong muốn chỉ ra cho thấy sứ mệnh mà chúng ta đã thực hiện nên diễn ra như thế nào giữa những mâu thuẫn: một vùng đất giàu có nhưng nghèo đói lại lan rộng; một nền văn hóa và trí tuệ từ tổ tiên tôn trọng cuộc sống và phẩm giá của con người, nhưng cũng lại có sự hiện diện của bất bình đẳng và tham nhũng. Nhiệm vụ của một người mục tử trong hoàn cảnh như vậy thật không dễ dàng.
“Hãy là những người gieo rắc hòa bình và hy vọng”. Chủ đề được chọn cho chuyến thăm của tôi có thể đóng vai trò là tiếng vang vọng của sứ vụ mà chúng ta đã được giao phó. Trong thực tế, chúng ta là những người gieo giống và những người làm như thế với niềm hy vọng; chúng ta làm điều đó dựa trên nỗ lực của bản thân và dấn thân cá nhân, nhưng cũng biết rằng cần có nhiều yếu tố khác kết hợp để làm cho hạt giống bén rễ, phát triển và cuối cùng cho nhiều ngũ cốc. Người gieo giống có thể mệt mỏi và lo lắng, nhưng anh ta không bỏ cuộc và ngừng gieo, càng không đốt cháy cánh đồng của mình khi mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Anh ta biết cách chờ đợi, tin tưởng, và nhận ra những hạn chế của mình khi gieo hạt. Anh ta không bao giờ ngừng yêu thương cánh đồng được giao phó cho mình chăm sóc. Ngay cả khi bị cám dỗ, anh ta không từ bỏ nó hoặc để lại cho người khác.
Người gieo giống biết mảnh đất của mình, anh ta “chạm vào” nó, “cảm nhận” được nó và chuẩn bị cho nó có thể sinh hoa kết quả tốt nhất. Chúng ta, các giám mục, giống như người gieo giống, được kêu gọi gieo rắc hạt giống đức tin và hy vọng trên trái đất này. Để làm như vậy, chúng ta cần phải phát triển “cảm thức về mùi vị” có thể cho phép chúng ta nhận ra rõ ràng hơn bất cứ điều gì là thỏa hiệp, là gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc gieo giống. Vì lý do này, “mục tử của Giáo Hội, có tính đến sự đóng góp của các ngành khoa học khác nhau, có quyền đưa ra ý kiến về tất cả những gì ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, vì nhiệm vụ loan báo Tin Mừng hàm ý và đòi hỏi việc phát triển tích hợp của mỗi con người. Không còn có thể tuyên bố rằng tôn giáo chỉ nên được giới hạn trong phạm vi riêng tư và chỉ tồn tại nhằm chuẩn bị cho các linh hồn được lên thiên đàng. Chúng ta biết rằng Chúa cũng muốn con cái mình được hạnh phúc ngay trong cõi đời này, mặc dù họ được mời gọi hướng đến sự viên mãn trong cõi vĩnh hằng, vì Chúa đã tạo ra tất cả mọi thứ “cho chúng ta hưởng dùng” (1 Tim 6:17), và cho sự hân hoan của mọi người. Điều này dẫn đến hệ quả là việc hoán cải Kitô giáo đòi hỏi phải xem xét lại đặc biệt những lĩnh vực và khía cạnh của cuộc sống “liên quan đến trật tự xã hội và việc theo đuổi thiện ích chung”. Do đó, không ai có quyền đòi hỏi tôn giáo phải lui vào đời sống nội tâm của cuộc sống cá nhân, và không được có quyền ảnh hưởng đến đời sống xã hội và quốc gia, và tính hợp lý của các tổ chức dân sự, cũng như không có quyền đưa ra ý kiến về các sự kiện ảnh hưởng đến xã hội” (Niềm Vui Phúc Âm, 182-183).
Tôi biết rằng anh em có nhiều lý do để quan tâm và, trong số những lo lắng này, anh em ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ phẩm giá của những anh chị em của mình, những người đang cố gắng xây dựng một quốc gia đoàn kết và thịnh vượng hơn, với các thể chế vững chắc và ổn định. Một mục tử xứng đáng với danh hiệu đó có thể cứ thờ ơ trước những thách thức mà đồng bào của mình thuộc tất cả các giai tầng xã hội, và tôn giáo phải đối mặt được không? Một mục tử với trái tim của Chúa Giêsu có thể tỉnh bơ với cuộc sống được giao phó cho mình chăm sóc được không?
Chiều kích tiên tri trong sứ mạng của Giáo Hội, luôn luôn và ở mọi nơi, đòi hỏi sự phân định, nói chung, là không dễ dàng chút nào. Về vấn đề này, hợp tác thận trọng và độc lập giữa Giáo Hội và nhà nước vẫn luôn là một thách đố liên tục, vì luôn luôn có một nguy cơ thông đồng, đặc biệt là nếu chúng ta mất đi “niềm say mê Tin Mừng”. Bằng cách chăm chú lắng nghe những gì Thánh Linh tiếp tục nói với các Giáo Hội (x. Rev 2: 7), chúng ta có thể thoát khỏi những cạm bẫy để Tin Mừng có thể tự do lên men, để có một sự hợp tác hiệu quả với xã hội dân sự trong việc theo đuổi thiện ích chung. Các dấu chỉ của sự phân định như thế phải cho thấy rằng việc loan báo Tin Mừng thể hiện mối quan tâm đối với tất cả các hình thức nghèo đói, không chỉ “bảo đảm dinh dưỡng hay ‘thực phẩm đàng hoàng’ cho tất cả mọi người, nhưng cả cho ‘phúc lợi trần thế và sự thịnh vượng nói chung’ của họ. Điều này có nghĩa là người dân phải được giáo dục, được tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe và trên hết là có công ăn việc làm, thông qua lao động tự do, sáng tạo, có sự tham gia và hỗ trợ lẫn nhau mà qua đó con người thể hiện và nâng cao phẩm giá của cuộc sống. Một đồng lương xứng đáng cho phép họ có quyền có được đầy đủ tất cả các hàng hóa khác được dành cho việc sử dụng chung của chúng ta” (Niềm Vui Phúc Âm, 192).
Bảo vệ con người là một khía cạnh khác trong trách nhiệm mục vụ của chúng ta. Để trở thành mục tử theo tấm lòng của Chúa, chúng ta phải là người đầu tiên chọn rao giảng Tin Mừng cho người nghèo. “Không có chỗ cho sự nghi ngờ hoặc cho những lời giải thích biện minh cho việc mà làm suy yếu một thông điệp quá rõ ràng là: Ngày nay và luôn luôn, ‘người nghèo là những người ưu tiên nhận được Tin Mừng’, và thực tế là Tin Mừng được rao giảng tự do cho họ như một dấu chỉ của vương quốc mà Chúa Giêsu đến để thiết lập. Chúng ta phải tuyên bố, quyết liệt chứ không mơ hồ, rằng có một mối liên kết không thể tách rời giữa đức tin của chúng ta và người nghèo. Cầu xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ” (thd., 48). Nói cách khác, chúng ta có một nghĩa vụ đặc biệt là bảo vệ và gần gũi với người nghèo, người yếu thế, trẻ em và những người dễ bị tổn thương nhất, cũng như các nạn nhân của bóc lột và lạm dụng.
Cánh đồng rộng lớn này không chỉ được dọn sạch và cày xới bởi Thánh Linh tiên tri; nó cũng chờ hạt giống được gieo với sự kiên nhẫn của các Kitô hữu, với nhận thức rằng chúng ta không thể kiểm soát hay chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình. Một mục tử, là người gieo giống, sẽ không cố gắng kiểm soát mọi chi tiết. Vị ấy sẽ để lại nhiều chỗ cho những sáng kiến mới, để mọi thứ trưởng thành theo thời gian tốt đẹp riêng của chúng, và không áp đặt mọi thứ vào một khuôn mẫu. Ngài sẽ không đòi hỏi nhiều hơn những gì là hợp lý, hay khinh miệt những kết quả ít ỏi. Sự trung thành với Tin Mừng này cũng khiến chúng ta trở thành những mục tử gần gũi với dân Chúa, bắt đầu từ các linh mục anh em - những người anh em thân thiết nhất của chúng ta - những người nên là đối tượng cho sự chăm sóc đặc biệt của chúng ta.
Cách đây không lâu, tôi đã chia sẻ với các giám mục người Ý mối quan tâm của tôi là phải làm sao để các linh mục của chúng ta có thể nhìn thấy nơi giám mục của họ một người anh trai và một người cha khuyến khích họ và hỗ trợ họ trên hành trình của mình (x. Diễn từ tại Hội nghị Thường niên các Giám mục Ý, 20 tháng 5 năm 2019). Đó là tình phụ tử thiêng liêng; nó linh hứng cho một giám mục không bỏ các linh mục mình mồ côi, mà vẫn gần gũi với họ, không chỉ bằng cách luôn sẵn sàng tiếp nhận họ, mà còn bằng cách tìm kiếm họ và hỗ trợ họ khi gặp khó khăn. Giữa những niềm vui và thách thức trong sứ vụ của họ, các linh mục phải thấy nơi anh em những người cha luôn ở bên họ, sẵn sàng khuyến khích họ và hỗ trợ, đánh giá cao công việc của họ và hướng dẫn sự phát triển của họ. Công Đồng Vaticanô II đã đề cập cụ thể về điểm này như sau: “Các Giám mục phải thể hiện tình cảm đặc biệt đối với các linh mục của mình, là những người góp phần vào nhiệm vụ và mối quan tâm của các ngài và tận hiến đời mình hàng ngày cùng với các ngài với một lòng nhiệt thành tuyệt vời. Các ngài nên xem các linh mục như con trai và anh em bè bạn. Các ngài luôn phải sẵn sàng để lắng nghe họ, trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, và do đó tạo điều kiện cho công việc mục vụ của toàn giáo phận” (Sắc lệnh Christus Dominus, 16).
Nghĩa vụ trần thế cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn chờ đợi kết quả của các quá trình; vào thời điểm thu hoạch, người nông dân cũng đánh giá phẩm chất các công nhân của mình. Là mục tử, anh em có một nhiệm vụ khẩn cấp là đồng hành và phân định, đặc biệt liên quan đến ơn gọi đời sống thánh hiến và chức tư tế, là một trong những điều cơ bản để bảo đảm tính xác thực của những ơn gọi đó. Mùa gặt rất dồi dào và Chúa – Đấng chỉ muốn có những người thợ thực sự - không bị giới hạn trong những cách thế Ngài mời gọi những người trẻ tuổi dâng hiến một món quà quảng đại là cuộc sống của họ. Việc đào tạo các ứng cử viên cho chức tư tế và đời sống thánh hiến một cách đúng đắn là để bảo đảm sự trưởng thành của họ và sự thanh luyện ý định của họ. Về vấn đề này, và theo tinh thần Tông Huấn Mừng rỡ Hân hoan, tôi muốn nhấn mạnh rằng lời mời gọi cơ bản, mà không có nó những thứ khác không có lý do gì để tồn tại, là lời mời gọi nên thánh và rằng “thánh thiện là bộ mặt hấp dẫn nhất của Giáo Hội” (số 9). Tôi đánh giá cao những nỗ lực của anh em nhằm bảo đảm sự hình thành những người thợ gặt chân chính và thánh thiện cho mùa gặt dồi dào đang chờ đợi chúng ta trên cánh đồng của Chúa.
Nỗ lực này cũng phải mở rộng đến thế giới rộng lớn các tín hữu giáo dân. Họ cũng được phái ra thu hoạch, cũng được mời gọi thả lưới và dành thời gian để hoạt động tông đồ, mà “trong tất cả các khía cạnh phong phú, được thực hiện cả trong Giáo Hội và trên thế giới” (Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân Apostolicam Actuositatem, 9). Trong tất cả các chiều kích, các vấn nạn và các tình huống đa dạng của nó, thế giới là một khu vực cụ thể của các hoạt động tông đồ giáo dân nơi người tín hữu được mời gọi, với lòng quảng đại và tinh thần trách nhiệm, mang đến men Tin mừng. Vì lý do này, tôi bày tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với tất cả những sáng kiến mà anh em đã thực hiện với tư cách là mục tử để đào tạo cho anh chị em giáo dân, và không để họ cô đơn trong sứ mệnh trở thành muối của trái đất và ánh sáng của thế giới. Bằng cách này, họ có thể đóng góp vào sự biến đổi của xã hội và đời sống của Giáo Hội ở Madagascar.
Các anh em thân mến, trách nhiệm to lớn này đối với cánh đồng của Chúa phải thách thức chúng ta mở rộng trái tim và tâm trí của chúng ta và xua đuổi nỗi sợ hãi cũng như cám dỗ muốn rút lui vào chính mình và tự cắt đứt với người khác. Đối thoại huynh đệ giữa các anh em, việc chia sẻ những ân sủng và sự hợp tác giữa các Giáo Hội Đặc Thù của Ấn Độ Dương tiêu biểu cho một con đường hy vọng. Sự tương đồng của những thách thức mục vụ mà anh em gặp phải, như bảo vệ môi trường theo tinh thần Kitô giáo, hoặc vấn đề nhập cư, kêu gọi suy tư chia sẻ và phối hợp hành động trên quy mô lớn để đưa ra các phương pháp hiệu quả.
Để kết luận, tôi muốn chào hỏi một cách đặc biệt, thông qua anh em, tất cả những linh mục và những tu sĩ nam nữ già cả hay đang đau yếu. Tôi xin anh em truyền đạt cho họ tình cảm của tôi và sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi cho họ, và chăm sóc họ với lòng từ ái và củng cố họ trong sứ mệnh tốt đẹp của họ là cầu nguyện cho Giáo Hội.
Có hai người phụ nữ phù hộ cho nhà thờ chính tòa này. Nhà nguyện ngay bên cạnh giữ gìn hài cốt của Chân phước Victoire Rasoamanarivo, là người đã có thể làm biết bao việc lành phúc đức, cũng như bảo vệ và truyền bá đức tin trong những thời điểm khó khăn. Ngoài ra còn có bức tượng Đức Trinh Nữ Maria, với cánh tay, vươn ra thung lũng và những ngọn đồi, dường như muốn ôm ấp mọi thứ. Chúng ta hãy cầu xin hai người phụ nữ này luôn mở rộng trái tim của chúng ta, để dạy cho chúng ta lòng từ mẫu mà những phụ nữ, như chính Chúa, cảm nhận đối với những người bị lãng quên trong cõi đời này và giúp chúng ta gieo hạt giống hy vọng.
Như một dấu chỉ khích lệ chân thành không ngừng của tôi, giờ đây tôi ban phép lành cho anh em, và gởi phép lành này đến tất cả các giáo phận của anh em.
Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi và yêu cầu những người khác cũng làm như vậy!
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.
Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.
Nhân đây, chúng tôi xin được giới thiệu vài nét về Giáo Hội tại Madagascar.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.
Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.
Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.
Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.
Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.
Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.
Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.
Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.
Trong diễn từ với các Giám Mục, Đức Thánh Cha nói:
Các chư huynh Giám mục thân mến,
Cảm ơn Đức Hồng Y [Désiré Tsarahazana], vì những lời chào mừng của ngài nhân danh tất cả các anh em của ngài. Tôi đánh giá cao mong muốn chỉ ra cho thấy sứ mệnh mà chúng ta đã thực hiện nên diễn ra như thế nào giữa những mâu thuẫn: một vùng đất giàu có nhưng nghèo đói lại lan rộng; một nền văn hóa và trí tuệ từ tổ tiên tôn trọng cuộc sống và phẩm giá của con người, nhưng cũng lại có sự hiện diện của bất bình đẳng và tham nhũng. Nhiệm vụ của một người mục tử trong hoàn cảnh như vậy thật không dễ dàng.
“Hãy là những người gieo rắc hòa bình và hy vọng”. Chủ đề được chọn cho chuyến thăm của tôi có thể đóng vai trò là tiếng vang vọng của sứ vụ mà chúng ta đã được giao phó. Trong thực tế, chúng ta là những người gieo giống và những người làm như thế với niềm hy vọng; chúng ta làm điều đó dựa trên nỗ lực của bản thân và dấn thân cá nhân, nhưng cũng biết rằng cần có nhiều yếu tố khác kết hợp để làm cho hạt giống bén rễ, phát triển và cuối cùng cho nhiều ngũ cốc. Người gieo giống có thể mệt mỏi và lo lắng, nhưng anh ta không bỏ cuộc và ngừng gieo, càng không đốt cháy cánh đồng của mình khi mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Anh ta biết cách chờ đợi, tin tưởng, và nhận ra những hạn chế của mình khi gieo hạt. Anh ta không bao giờ ngừng yêu thương cánh đồng được giao phó cho mình chăm sóc. Ngay cả khi bị cám dỗ, anh ta không từ bỏ nó hoặc để lại cho người khác.
Người gieo giống biết mảnh đất của mình, anh ta “chạm vào” nó, “cảm nhận” được nó và chuẩn bị cho nó có thể sinh hoa kết quả tốt nhất. Chúng ta, các giám mục, giống như người gieo giống, được kêu gọi gieo rắc hạt giống đức tin và hy vọng trên trái đất này. Để làm như vậy, chúng ta cần phải phát triển “cảm thức về mùi vị” có thể cho phép chúng ta nhận ra rõ ràng hơn bất cứ điều gì là thỏa hiệp, là gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc gieo giống. Vì lý do này, “mục tử của Giáo Hội, có tính đến sự đóng góp của các ngành khoa học khác nhau, có quyền đưa ra ý kiến về tất cả những gì ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, vì nhiệm vụ loan báo Tin Mừng hàm ý và đòi hỏi việc phát triển tích hợp của mỗi con người. Không còn có thể tuyên bố rằng tôn giáo chỉ nên được giới hạn trong phạm vi riêng tư và chỉ tồn tại nhằm chuẩn bị cho các linh hồn được lên thiên đàng. Chúng ta biết rằng Chúa cũng muốn con cái mình được hạnh phúc ngay trong cõi đời này, mặc dù họ được mời gọi hướng đến sự viên mãn trong cõi vĩnh hằng, vì Chúa đã tạo ra tất cả mọi thứ “cho chúng ta hưởng dùng” (1 Tim 6:17), và cho sự hân hoan của mọi người. Điều này dẫn đến hệ quả là việc hoán cải Kitô giáo đòi hỏi phải xem xét lại đặc biệt những lĩnh vực và khía cạnh của cuộc sống “liên quan đến trật tự xã hội và việc theo đuổi thiện ích chung”. Do đó, không ai có quyền đòi hỏi tôn giáo phải lui vào đời sống nội tâm của cuộc sống cá nhân, và không được có quyền ảnh hưởng đến đời sống xã hội và quốc gia, và tính hợp lý của các tổ chức dân sự, cũng như không có quyền đưa ra ý kiến về các sự kiện ảnh hưởng đến xã hội” (Niềm Vui Phúc Âm, 182-183).
Tôi biết rằng anh em có nhiều lý do để quan tâm và, trong số những lo lắng này, anh em ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ phẩm giá của những anh chị em của mình, những người đang cố gắng xây dựng một quốc gia đoàn kết và thịnh vượng hơn, với các thể chế vững chắc và ổn định. Một mục tử xứng đáng với danh hiệu đó có thể cứ thờ ơ trước những thách thức mà đồng bào của mình thuộc tất cả các giai tầng xã hội, và tôn giáo phải đối mặt được không? Một mục tử với trái tim của Chúa Giêsu có thể tỉnh bơ với cuộc sống được giao phó cho mình chăm sóc được không?
Chiều kích tiên tri trong sứ mạng của Giáo Hội, luôn luôn và ở mọi nơi, đòi hỏi sự phân định, nói chung, là không dễ dàng chút nào. Về vấn đề này, hợp tác thận trọng và độc lập giữa Giáo Hội và nhà nước vẫn luôn là một thách đố liên tục, vì luôn luôn có một nguy cơ thông đồng, đặc biệt là nếu chúng ta mất đi “niềm say mê Tin Mừng”. Bằng cách chăm chú lắng nghe những gì Thánh Linh tiếp tục nói với các Giáo Hội (x. Rev 2: 7), chúng ta có thể thoát khỏi những cạm bẫy để Tin Mừng có thể tự do lên men, để có một sự hợp tác hiệu quả với xã hội dân sự trong việc theo đuổi thiện ích chung. Các dấu chỉ của sự phân định như thế phải cho thấy rằng việc loan báo Tin Mừng thể hiện mối quan tâm đối với tất cả các hình thức nghèo đói, không chỉ “bảo đảm dinh dưỡng hay ‘thực phẩm đàng hoàng’ cho tất cả mọi người, nhưng cả cho ‘phúc lợi trần thế và sự thịnh vượng nói chung’ của họ. Điều này có nghĩa là người dân phải được giáo dục, được tiếp cận với việc chăm sóc sức khỏe và trên hết là có công ăn việc làm, thông qua lao động tự do, sáng tạo, có sự tham gia và hỗ trợ lẫn nhau mà qua đó con người thể hiện và nâng cao phẩm giá của cuộc sống. Một đồng lương xứng đáng cho phép họ có quyền có được đầy đủ tất cả các hàng hóa khác được dành cho việc sử dụng chung của chúng ta” (Niềm Vui Phúc Âm, 192).
Bảo vệ con người là một khía cạnh khác trong trách nhiệm mục vụ của chúng ta. Để trở thành mục tử theo tấm lòng của Chúa, chúng ta phải là người đầu tiên chọn rao giảng Tin Mừng cho người nghèo. “Không có chỗ cho sự nghi ngờ hoặc cho những lời giải thích biện minh cho việc mà làm suy yếu một thông điệp quá rõ ràng là: Ngày nay và luôn luôn, ‘người nghèo là những người ưu tiên nhận được Tin Mừng’, và thực tế là Tin Mừng được rao giảng tự do cho họ như một dấu chỉ của vương quốc mà Chúa Giêsu đến để thiết lập. Chúng ta phải tuyên bố, quyết liệt chứ không mơ hồ, rằng có một mối liên kết không thể tách rời giữa đức tin của chúng ta và người nghèo. Cầu xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ rơi họ” (thd., 48). Nói cách khác, chúng ta có một nghĩa vụ đặc biệt là bảo vệ và gần gũi với người nghèo, người yếu thế, trẻ em và những người dễ bị tổn thương nhất, cũng như các nạn nhân của bóc lột và lạm dụng.
Cánh đồng rộng lớn này không chỉ được dọn sạch và cày xới bởi Thánh Linh tiên tri; nó cũng chờ hạt giống được gieo với sự kiên nhẫn của các Kitô hữu, với nhận thức rằng chúng ta không thể kiểm soát hay chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình. Một mục tử, là người gieo giống, sẽ không cố gắng kiểm soát mọi chi tiết. Vị ấy sẽ để lại nhiều chỗ cho những sáng kiến mới, để mọi thứ trưởng thành theo thời gian tốt đẹp riêng của chúng, và không áp đặt mọi thứ vào một khuôn mẫu. Ngài sẽ không đòi hỏi nhiều hơn những gì là hợp lý, hay khinh miệt những kết quả ít ỏi. Sự trung thành với Tin Mừng này cũng khiến chúng ta trở thành những mục tử gần gũi với dân Chúa, bắt đầu từ các linh mục anh em - những người anh em thân thiết nhất của chúng ta - những người nên là đối tượng cho sự chăm sóc đặc biệt của chúng ta.
Cách đây không lâu, tôi đã chia sẻ với các giám mục người Ý mối quan tâm của tôi là phải làm sao để các linh mục của chúng ta có thể nhìn thấy nơi giám mục của họ một người anh trai và một người cha khuyến khích họ và hỗ trợ họ trên hành trình của mình (x. Diễn từ tại Hội nghị Thường niên các Giám mục Ý, 20 tháng 5 năm 2019). Đó là tình phụ tử thiêng liêng; nó linh hứng cho một giám mục không bỏ các linh mục mình mồ côi, mà vẫn gần gũi với họ, không chỉ bằng cách luôn sẵn sàng tiếp nhận họ, mà còn bằng cách tìm kiếm họ và hỗ trợ họ khi gặp khó khăn. Giữa những niềm vui và thách thức trong sứ vụ của họ, các linh mục phải thấy nơi anh em những người cha luôn ở bên họ, sẵn sàng khuyến khích họ và hỗ trợ, đánh giá cao công việc của họ và hướng dẫn sự phát triển của họ. Công Đồng Vaticanô II đã đề cập cụ thể về điểm này như sau: “Các Giám mục phải thể hiện tình cảm đặc biệt đối với các linh mục của mình, là những người góp phần vào nhiệm vụ và mối quan tâm của các ngài và tận hiến đời mình hàng ngày cùng với các ngài với một lòng nhiệt thành tuyệt vời. Các ngài nên xem các linh mục như con trai và anh em bè bạn. Các ngài luôn phải sẵn sàng để lắng nghe họ, trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, và do đó tạo điều kiện cho công việc mục vụ của toàn giáo phận” (Sắc lệnh Christus Dominus, 16).
Nghĩa vụ trần thế cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn chờ đợi kết quả của các quá trình; vào thời điểm thu hoạch, người nông dân cũng đánh giá phẩm chất các công nhân của mình. Là mục tử, anh em có một nhiệm vụ khẩn cấp là đồng hành và phân định, đặc biệt liên quan đến ơn gọi đời sống thánh hiến và chức tư tế, là một trong những điều cơ bản để bảo đảm tính xác thực của những ơn gọi đó. Mùa gặt rất dồi dào và Chúa – Đấng chỉ muốn có những người thợ thực sự - không bị giới hạn trong những cách thế Ngài mời gọi những người trẻ tuổi dâng hiến một món quà quảng đại là cuộc sống của họ. Việc đào tạo các ứng cử viên cho chức tư tế và đời sống thánh hiến một cách đúng đắn là để bảo đảm sự trưởng thành của họ và sự thanh luyện ý định của họ. Về vấn đề này, và theo tinh thần Tông Huấn Mừng rỡ Hân hoan, tôi muốn nhấn mạnh rằng lời mời gọi cơ bản, mà không có nó những thứ khác không có lý do gì để tồn tại, là lời mời gọi nên thánh và rằng “thánh thiện là bộ mặt hấp dẫn nhất của Giáo Hội” (số 9). Tôi đánh giá cao những nỗ lực của anh em nhằm bảo đảm sự hình thành những người thợ gặt chân chính và thánh thiện cho mùa gặt dồi dào đang chờ đợi chúng ta trên cánh đồng của Chúa.
Nỗ lực này cũng phải mở rộng đến thế giới rộng lớn các tín hữu giáo dân. Họ cũng được phái ra thu hoạch, cũng được mời gọi thả lưới và dành thời gian để hoạt động tông đồ, mà “trong tất cả các khía cạnh phong phú, được thực hiện cả trong Giáo Hội và trên thế giới” (Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân Apostolicam Actuositatem, 9). Trong tất cả các chiều kích, các vấn nạn và các tình huống đa dạng của nó, thế giới là một khu vực cụ thể của các hoạt động tông đồ giáo dân nơi người tín hữu được mời gọi, với lòng quảng đại và tinh thần trách nhiệm, mang đến men Tin mừng. Vì lý do này, tôi bày tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với tất cả những sáng kiến mà anh em đã thực hiện với tư cách là mục tử để đào tạo cho anh chị em giáo dân, và không để họ cô đơn trong sứ mệnh trở thành muối của trái đất và ánh sáng của thế giới. Bằng cách này, họ có thể đóng góp vào sự biến đổi của xã hội và đời sống của Giáo Hội ở Madagascar.
Các anh em thân mến, trách nhiệm to lớn này đối với cánh đồng của Chúa phải thách thức chúng ta mở rộng trái tim và tâm trí của chúng ta và xua đuổi nỗi sợ hãi cũng như cám dỗ muốn rút lui vào chính mình và tự cắt đứt với người khác. Đối thoại huynh đệ giữa các anh em, việc chia sẻ những ân sủng và sự hợp tác giữa các Giáo Hội Đặc Thù của Ấn Độ Dương tiêu biểu cho một con đường hy vọng. Sự tương đồng của những thách thức mục vụ mà anh em gặp phải, như bảo vệ môi trường theo tinh thần Kitô giáo, hoặc vấn đề nhập cư, kêu gọi suy tư chia sẻ và phối hợp hành động trên quy mô lớn để đưa ra các phương pháp hiệu quả.
Để kết luận, tôi muốn chào hỏi một cách đặc biệt, thông qua anh em, tất cả những linh mục và những tu sĩ nam nữ già cả hay đang đau yếu. Tôi xin anh em truyền đạt cho họ tình cảm của tôi và sự bảo đảm những lời cầu nguyện của tôi cho họ, và chăm sóc họ với lòng từ ái và củng cố họ trong sứ mệnh tốt đẹp của họ là cầu nguyện cho Giáo Hội.
Có hai người phụ nữ phù hộ cho nhà thờ chính tòa này. Nhà nguyện ngay bên cạnh giữ gìn hài cốt của Chân phước Victoire Rasoamanarivo, là người đã có thể làm biết bao việc lành phúc đức, cũng như bảo vệ và truyền bá đức tin trong những thời điểm khó khăn. Ngoài ra còn có bức tượng Đức Trinh Nữ Maria, với cánh tay, vươn ra thung lũng và những ngọn đồi, dường như muốn ôm ấp mọi thứ. Chúng ta hãy cầu xin hai người phụ nữ này luôn mở rộng trái tim của chúng ta, để dạy cho chúng ta lòng từ mẫu mà những phụ nữ, như chính Chúa, cảm nhận đối với những người bị lãng quên trong cõi đời này và giúp chúng ta gieo hạt giống hy vọng.
Như một dấu chỉ khích lệ chân thành không ngừng của tôi, giờ đây tôi ban phép lành cho anh em, và gởi phép lành này đến tất cả các giáo phận của anh em.
Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi và yêu cầu những người khác cũng làm như vậy!
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.