Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm C
Đoạn Kinh Thánh hay dụ ngôn về Người cha nhân hậu là đoạn Kinh Thánh hay dụ ngôn mượn hình ảnh người cha để nói đến tấm lòng của Thiên Chúa.
Dụ ngôn gây nhiều cảm động vì cảm nhận tình yêu sâu đậm mà Thiên Chúa dành cho người tội lỗi biết ăn năn, một tình yêu lớn hơn mọi thác ghềnh, vượt trên mọi tội lỗi. Đó là tình yêu mà đất không thể sánh, trời không thể ví. Một tình yêu mà dù núi cao, dù biển rộng không có gì có thể đo lường.
Dụ ngôn mô tả cuộc đời lầm lỗi của đứa con trai vừa phản bội và xúc phạm nặng tình cha, vừa giẫm nát cuộc đời mình, vừa gây đổ vỡ mọi tương quan cùng Thiên Chúa cũng như loài người, vừa gây nên bao nhiêu đớn hèn đối nghịch hẳn với tình yêu của người cha già cao cả, mạnh mẽ đến nỗi dường như chỉ có yêu mà không hề có bất cứ tính toán, đong đo nào.
Chúa Giêsu kể: Anh là đứa con trai thứ trong hai đứa con mà người cha hết lòng yêu mến. Anh ra đi bụi đời sau khi đòi cha chia gia tài cho anh.
Vừa khi nhận phần gia tài, người con thứ đã thể hiện ngay bộ mặt xấu xa của mình: Chẳng những anh không biết ơn cha, không có một lời cảm tạ cha, mà anh còn cho thấy, anh xem gia đình mình như một thứ nhà tù cho bước chân "yêu đời" của anh, là thứ đập nước ngăn cản sức sống đang lên của anh.
Cuối cùng anh quyết định lựa chọn con đường riêng mà không thèm bàn hỏi gì với người cha già chỉ biết có yêu thương và chiều chuộng con.
Điều lạ ở đây là, người cha ngay lập tức đồng ý phân chia gia tài, dù biết rõ tính tình của đứa con. Người cha như phần nào thông cảm “cho đứa con không thể răn bảo được.”
Dụ ngôn cho thấy, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, thì người cha vẫn tôn trọng tự do của con ông. Lòng thương tràn bờ của ông không nỡ để con thoát ly khỏi nhà mình, thoát ly khỏi vòng tay của mình với hai bàn tay trắng.
Còn đứa con, một khi quyết tâm ra đi, nó đã dại dột giày xéo dưới chân quyền làm con và từ chối quyền làm cha của cha nó.
Nhưng "cáo chết 3 năm quay đầu về núi", hay "Lá rụng về cội", "nước đổ về nguồn". Đứa con ông mù quáng trong dục vọng, từ địa vị một đứa con gia giáo trở thành đứa chăn heo ở miền ngoại bang.
Tình trạng sa sút của anh quá sâu, sâu đến nỗi anh phải ăn đồ ăn của heo để cầm hơi sự sống. Sự sống của người con thứ, giờ đây được đặt ngang hàng với bầy heo, có khi kém giá hơn, vì heo còn có ăn, còn anh thì "muốn ăn đồ heo ăn, mà chẳng ai cho...".
Chỉ khi rơi vào cảnh túng khổ tuyệt đối mới làm cho người con tội lỗi suy nghĩ lại. Nghĩa là dù anh có trở về, thì lý do đầu tiên vẫn không hề là nhớ về tình yêu của cha, hình ảnh tội nghiệp của cha đang ngày đêm mong chờ.
Anh chỉ trở về với cha vì bản thân mình, vì cái bụng đói cồn cào của mình, vì sự ích kỷ của bản thân: Anh nghĩ, trong nhà cha hàng ngày của ăn dư dật, ngay cả đầy tớ mà còn được hưởng thụ, còn anh thì đang chết đói, đang khổ sở tứ bề...
Những bước chân nặng nề, với tấm lòng rối bời tội lỗi và mặc cảm... người con phản bội quỳ sụp dưới chân cha mình: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha...". Đó là lần xưng tội công khai, đó là sự ăn năn muộn màng.
Dù chỉ là sự thú tội, lòng ăn năn của một tâm hồn ích kỷ, người con thứ vẫn nhận được tình yêu bao dung, tình yêu bền vững trước sau như một của cha mình...
Người con trở về, dù là khoác lớp áo nào để trở về đi nữa, thì cuộc trở về ấy vẫn làm cho cả trời và đất vui mừng, gia đình vui mừng, họ hàng tuôn đến chia vui.
Đó là hình bóng đời người chúng ta. Một khi xa Thiên Chúa, con người ngày càng vong thân, mất mọi giá trị làm người, làm con Chúa và làm anh em giữa muôn người.
Một khi nhận ra lầm lỗi, sự yếu đuối, sức bạc nhược của mình mà trở về với Chúa bằng việc trung thành, hiếu thảo và chuyện trò cùng Chúa trong sự siêng năng cầu nguyện, chúng ta sẽ lấy lại nghị lực, tăng cao giá trị làm người và làm con Chúa của mình.
Mỗi người cần rút ra bài học từ Lời Chúa hôm nay mà sống sao, để từng ngày mỗi sát gần sự thánh thiện như Chúa muốn. Hãy là hình ảnh của Người Con mang tên Giêsu với Cha, chớ đừng là hình ảnh của những người con hư hỏng trong dụ ngôn.
Đoạn Kinh Thánh hay dụ ngôn về Người cha nhân hậu là đoạn Kinh Thánh hay dụ ngôn mượn hình ảnh người cha để nói đến tấm lòng của Thiên Chúa.
Dụ ngôn gây nhiều cảm động vì cảm nhận tình yêu sâu đậm mà Thiên Chúa dành cho người tội lỗi biết ăn năn, một tình yêu lớn hơn mọi thác ghềnh, vượt trên mọi tội lỗi. Đó là tình yêu mà đất không thể sánh, trời không thể ví. Một tình yêu mà dù núi cao, dù biển rộng không có gì có thể đo lường.
Dụ ngôn mô tả cuộc đời lầm lỗi của đứa con trai vừa phản bội và xúc phạm nặng tình cha, vừa giẫm nát cuộc đời mình, vừa gây đổ vỡ mọi tương quan cùng Thiên Chúa cũng như loài người, vừa gây nên bao nhiêu đớn hèn đối nghịch hẳn với tình yêu của người cha già cao cả, mạnh mẽ đến nỗi dường như chỉ có yêu mà không hề có bất cứ tính toán, đong đo nào.
Chúa Giêsu kể: Anh là đứa con trai thứ trong hai đứa con mà người cha hết lòng yêu mến. Anh ra đi bụi đời sau khi đòi cha chia gia tài cho anh.
Vừa khi nhận phần gia tài, người con thứ đã thể hiện ngay bộ mặt xấu xa của mình: Chẳng những anh không biết ơn cha, không có một lời cảm tạ cha, mà anh còn cho thấy, anh xem gia đình mình như một thứ nhà tù cho bước chân "yêu đời" của anh, là thứ đập nước ngăn cản sức sống đang lên của anh.
Cuối cùng anh quyết định lựa chọn con đường riêng mà không thèm bàn hỏi gì với người cha già chỉ biết có yêu thương và chiều chuộng con.
Điều lạ ở đây là, người cha ngay lập tức đồng ý phân chia gia tài, dù biết rõ tính tình của đứa con. Người cha như phần nào thông cảm “cho đứa con không thể răn bảo được.”
Dụ ngôn cho thấy, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, thì người cha vẫn tôn trọng tự do của con ông. Lòng thương tràn bờ của ông không nỡ để con thoát ly khỏi nhà mình, thoát ly khỏi vòng tay của mình với hai bàn tay trắng.
Còn đứa con, một khi quyết tâm ra đi, nó đã dại dột giày xéo dưới chân quyền làm con và từ chối quyền làm cha của cha nó.
Nhưng "cáo chết 3 năm quay đầu về núi", hay "Lá rụng về cội", "nước đổ về nguồn". Đứa con ông mù quáng trong dục vọng, từ địa vị một đứa con gia giáo trở thành đứa chăn heo ở miền ngoại bang.
Tình trạng sa sút của anh quá sâu, sâu đến nỗi anh phải ăn đồ ăn của heo để cầm hơi sự sống. Sự sống của người con thứ, giờ đây được đặt ngang hàng với bầy heo, có khi kém giá hơn, vì heo còn có ăn, còn anh thì "muốn ăn đồ heo ăn, mà chẳng ai cho...".
Chỉ khi rơi vào cảnh túng khổ tuyệt đối mới làm cho người con tội lỗi suy nghĩ lại. Nghĩa là dù anh có trở về, thì lý do đầu tiên vẫn không hề là nhớ về tình yêu của cha, hình ảnh tội nghiệp của cha đang ngày đêm mong chờ.
Anh chỉ trở về với cha vì bản thân mình, vì cái bụng đói cồn cào của mình, vì sự ích kỷ của bản thân: Anh nghĩ, trong nhà cha hàng ngày của ăn dư dật, ngay cả đầy tớ mà còn được hưởng thụ, còn anh thì đang chết đói, đang khổ sở tứ bề...
Những bước chân nặng nề, với tấm lòng rối bời tội lỗi và mặc cảm... người con phản bội quỳ sụp dưới chân cha mình: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha...". Đó là lần xưng tội công khai, đó là sự ăn năn muộn màng.
Dù chỉ là sự thú tội, lòng ăn năn của một tâm hồn ích kỷ, người con thứ vẫn nhận được tình yêu bao dung, tình yêu bền vững trước sau như một của cha mình...
Người con trở về, dù là khoác lớp áo nào để trở về đi nữa, thì cuộc trở về ấy vẫn làm cho cả trời và đất vui mừng, gia đình vui mừng, họ hàng tuôn đến chia vui.
Đó là hình bóng đời người chúng ta. Một khi xa Thiên Chúa, con người ngày càng vong thân, mất mọi giá trị làm người, làm con Chúa và làm anh em giữa muôn người.
Một khi nhận ra lầm lỗi, sự yếu đuối, sức bạc nhược của mình mà trở về với Chúa bằng việc trung thành, hiếu thảo và chuyện trò cùng Chúa trong sự siêng năng cầu nguyện, chúng ta sẽ lấy lại nghị lực, tăng cao giá trị làm người và làm con Chúa của mình.
Mỗi người cần rút ra bài học từ Lời Chúa hôm nay mà sống sao, để từng ngày mỗi sát gần sự thánh thiện như Chúa muốn. Hãy là hình ảnh của Người Con mang tên Giêsu với Cha, chớ đừng là hình ảnh của những người con hư hỏng trong dụ ngôn.