Xuất hành 32: 7-11, 13-14; T.vịnh 50; I Timôthê 1: 12-17; Luca 15: 1-32

Đôi khi gặp ít lại được nhiều. Hôm nay bài Phúc âm có 3 dụ ngôn: Con chiên bị lạc; đồng tiền bị mất; và người con trai hoang đàng (hay người cha nhân hậu). Bài Phúc âm này rất dài, nên tôi chọn phần ngắn trong sách bài đọc, chỉ tập trung về 2 dụ ngôn đầu tiên (15: 1-10) Có thể kỳ tới, khi đến Chủa Nhật này tôi sẽ chú trọng đến dụ ngôn người con trai hoang đàng. Mặt khác, khuynh hướng Phụng vụ lời Chúa hôm nay; khi muốn nói rõ về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, phải trình bày bao gồm cả ba dụ ngôn mới có thể trình bày rõ nét được về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Bối cảnh về thời điểm Chúa Giêsu nói các dụ ngôn này đầy kịch tính và có nhiều căng thẳng. Thánh Luca nói đối với chúng ta là những người ngoài cuộc, còn "Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Chúa Giêsu để nghe Ngài. Không phải chỉ một ít người, nhưng nên để ý là TẤT CẢ. Những ai thường bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo và những người sùng đạo, thường tất cả được Chúa Giêsu thu hút đến để nghe Ngài nói về Thiên Chúa. Những người chống đối Chúa Giêsu thường lẩm bẩm "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và cùng ăn uống với chúng". Nếu Chúa Giêsu chỉ thu tập thức ăn để cho họ, thì đó chỉ là làm việc thiện. Có lẻ nhờ đó những người Pharisêu và kinh sư sẽ gọi Chúa Giêsu là một người tốt chăng. Cũng như thế, làm việc thiện có thể là một cách tách chúng ta ra khỏi tư cách là những người phục vụ. Nhưng Chúa Giêsu lại đón tiếp các người thu thuế và người tội lỗi đến gần Ngài. Khi họ đến gần Ngài, Ngài không xa lánh họ do sợ bị ô nhiễm bởi họ. Ngài thậm chí lại ngồi gần và ăn uống với họ; những người mà cộng đoàn gọi là phường tội lỗi.

Nếu chúng ta muốn mô tả Thiên Chúa thì chúng ta sẽ chọn từ nào? Trong Kinh Thánh Thiên Chúa được mô tả qua hình ảnh “bằng từ ngữ”. Không phải là một định nghĩa, không phải là một ngôn từ thần học mang tính trừu tượng mà chỉ có một số ít người chuyên môn mới hiểu được. Nhưng, Kinh Thánh dùng hình ảnh mà một đứa bé cũng có thể hiểu được. Đó là điều Chúa Giêsu làm, khi Ngài muốn mặc khải cho chúng ta. Thiên Chúa là ai và Thiên Chúa như như thế nào. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh hay mẫu chuyện nhỏ mà chúng ta gọi đó là dụ ngôn.

Các câu chuyện chúng ta nghe hôm nay được nói ra cho những người tự coi mình là công chính trong tôn giáo và là những người nghĩ là họ biết về Thiên Chúa và cánh thức Thiên Chúa hành động như thế nào. Họ rất ngạc nhiên là Chúa Giêsu thu hút "những người thu thuế" là những người Do thái không trung thành với dân Do thái vì họ lấy tiền của người Do thái nộp cho người Lamã đang đô hộ họ, và từ đó họ kiếm thêm thu nhập cho họ. Chúa Giêsu cũng thu hút "những người tội lỗi", người đang mang tiếng xấu, mà trong hàng xóm ai cũng đều biết. Bởi thế, những người đến gần Chúa Giêsu đều bị những người chống đối Ngài chỉ trích vì họ nghĩ họ là những người được Thiên Chúa yêu chọn. Vì sao Chúa Giêsu lại ăn uống với nhứng người xấu xa. Những người như họ, tự xem mịnh là công chính rất ngạc nhiên. Tại sao một người tốt như Chúa Giêsu lại ngồi với phường tội lỗi như thế? Hãy nhớ, có lần Ba Mẹ các bạn đã dạy bạn là "Con sẽ là người tốt hay xấu là do các bạn của con là kẻ tốt hay xấu" có phải không?

Chúa Giêsu đưa ra hai hình ảnh của Thiên Chúa cho những người cứ lẩm bẩm về Ngài. Chúa Giêsu nói Thiên Chúa như một người chăn chiên, để 99 con chiên lại đẻ đì tìm chỉ một con cho đến khi gặp con chiên lạc. Và Thiên Chúa cũng như một phụ nữ mất một đồng xu, mà phải tìm khắp nhà cho đến khi tìm được đồng tiền bị mất.

Bạn có để ý một từ Chúa Giêsu dùng trong 2 dụ ngôn này không? Một từ nhỏ mà bạn không để ý, và chính từ đó bao gồm đầy ý nghĩa. Từ đó là "cho đên khi". Cả hai: người chăn chiên và người phụ nữ đều tìm "cho đến khi" họ gặp được điều họ tìm kiếm. Trong trường hợp người chăn chiên, sự tìm kiếm có vẻ nguy hiểm đối với chúng ta. Khi Chúa Giêsu hỏi các thính giả Ngài, người chăn chiên để 99 con chiên trong sa mạc để đi tìm con chiên lạc. Bạn có thể đoán rằng họ trả lời là "người chăn chiên khôn ngoan nào lại làm điều liều lỉnh như thế". Và khi Chúa Giêsu hỏi các thính giả Ngài về việc người phụ nữ tìm kiếm đông tiền bị mất thì bất kỳ ai trong chúng ta đã từng mất một vật gì không quý giá gì thi người đó có thể trả lời cho Chúa Giêsu là "thật thế, sau sự tìm kiếm kỷ lưỡng, tôi còn phải làm việc khác và có thể bỏ qua việc tìm kiếm đó".

Nhưng đó không phải là hình ảnh Chúa Giêsu mô tả về Thiên Chúa. Bạn còn nhớ từ "cho đến khi" chứ? Chúa Giêsu miêu tả không chỉ một cảnh sa mạc đơn sơ để tìm con chiên lạc. Ngài cũng không nói tìm xung quanh trong nhà như dười bàn hay gần cửa để xem có gặp đồng tiền mất hay không. Không, ở đây chúng ta không nói với lập luận theo cách thông thường. Chúng ta nói đến sự tìm kiếm mãi "cho đến khi" vật bị mất được tìm ra. Chúng ta thấy ý của Chúa Giêsu: dụ ngôn của Ngài diễn tả hình ảnh về Thiên Chúa cho chúng ta. Một Thiên Chúa không chịu xa rời chúng ta. Còn chúng ta, là con cái quý báu của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa làm có thể, theo chúng ta, là quá liều lĩnh, quá rộng lượng đối với những lỗi lầm của chúng ta. Hình ảnh Chúa Giêsu có thể mô tả cho chúng ta về hình ảnh của Thiên Chúa không như chúng ta suy nghỉ. Làm thế nào chúng ta nghĩ là Thiên Chúa đang hoạt động, Chúng ta có thể tin và nghỉ rằng Chúa Giêsu đang thực hiện những hành vi của Thiên Chúa và Ngài biết rõ Thiên Chúa và biết chính xác Thiên Chúa là ai hay không?

Chúng ta có thể không có cảm tưởng chúng ta bị lạc mất, nhưng một ít người trong chúng ta có thể bị lầm lạc. Có thể chúng ta đã làm điều gì khiến chúng ta bị tách rời khỏi Thiên Chúa. Có thể chúng ta không biết cách trở về lại với Thiên Chúa. Câu chuyện Chúa Giêsu nói với chúng ta về Thiên Chúa có thể an ủi chúng ta hôm nay. Những câu chuyện đó xác quyết lại cho chúng ta là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Nhưng Thiên Chúa vẫn tiếp tục tìm kiếm chúng ta "cho đến khi" chúng ta được trở về trong vòng tay êm ấm của Ngài. Chính việc hôm nay chúng ta cùng nhau thực thi phụng vụ là minh chứng cho chúng ta là Thiên Chúa đã tìm được chúng ta!. Đó là lý do để chúng ta cảm tạ hết tâm tình trong Bí Tích Thánh Thể này phải không?

Chúng ta có thể mô tả Thiên Chúa như thế nào? Thật thế, Chúa Giêsu đã giúp chúng ta vì chính Ngài đã biết Thiên Chúa. Thiên Chúa đã liều lĩnh vì chúng ta. Thiên Chúa đã rộng lượng vì Ngài đã tha tội cho chúng ta và đưa chúng ta về nhà là nơi chúng ta sống. Và Thiên Chúa đã muốn có một bữa tiệc ăn mừng vì, mặc dù chúng ta đã bị lạc mất, nhưng chúng ta là của quý báu vô cùng dưới mắt của Thiên Chúa. Và khi chúng ta được tìm thấy thì Thiên Chúa và bạn của Ngài muốn mừng lễ. Vậy có phải đó là Bí Tích Thánh Thể dành cho chúng ta hôm nay hay không? Bạn của Thiên Chúa, và tất cả đều được tha thứ, cùng tụ họp với nhau xung quanh bàn thờ này để cùng vui mừng và ăn uống từ một bữa ăn mà Thiên Chúa đã dọn sẵn để đón nhận chúng ta.

Làm sao thế giới có thể biết Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và nhân từ? Làm sao con cái chúng ta có thể tin tưởng và cảm nghiệm được ơn huệ Ngài ban một cách nhưng không từ thiên Chúa là nguồn tình thương nếu không cảm nghiệm được điều đó trong đời sống chúng ta? Chúng ta đã mang lấy hình ảnh và lời Chúa Giêsu là hình ảnh Thiên Chúa trong lòng chúng ta, nên chúng ta tin tưởng và cố gắng thi hành lời đó.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th SUNDAY -C
Exodus 32: 7-11, 13-14; Psalm 51; I Timothy 1: 12-17; Luke 15: 1-32

Sometimes less is more. Today’s Gospel has three significant parables: the Lost Sheep, the Lost Coin and the Lost, or Prodigal Son. It is a long reading so I have opted to begin my preparations focusing on the shorter version offered in the Lectionary, which consists of the first two parables (15: 1-10). Perhaps next time I come to this Sunday, I will focus on the Prodigal Son. On the other hand, those who proclaim the gospel today might like to include all three parables for the clear message of divine mercy that emerges.

The setting for Jesus’ telling the parables is dramatic and fraught with tension. Luke tells us that the outsiders were, "all drawing near to listen to Jesus." Not just a few, mind you, but ALL. Those who would normally be excluded from a religious setting and the company of the devout, are universally attracted to Jesus and what he has to tell them about God. Those who object to Jesus’ whole ministry complain, "This man welcomes sinners and eats with them." If Jesus had just collected food to give to them, that would have been called charity. Then the Pharisees and scribes would have called him a kind and good person. Similarly, charitable deeds can be a way of keeping us detached from those we are trying to serve. But Jesus hosted tax collectors and sinners, up close. They drew near and he did not back away for fear of being contaminated by them. This holy man would even sit and eat with those others considered unholy people!

If we were to describe God, what words would we choose? When the Bible describes God it uses "word pictures." Not a definition, not some abstract theological language that only a few specialists might understand – but word pictures that even a child can get. That’s what Jesus did when he wanted to reveal to us who God is and what God is like. He used word pictures, or stories – we call them parables.

The stories we hear today were told to self-righteous religious people who thought they knew about God and how God acts. They were shocked that Jesus drew to himself "tax collectors," those disloyal Jewish men who collected money for the Roman occupiers – and made a tidy profit for themselves. And "sinners" – people who had bad reputations, well known to their neighbors, were also drawn to him. So, Jesus’ company shocked his critics, who considered themselves God’s favorites. Why, Jesus even ate with these disreputable people! The righteous who saw this were shocked. What kind of good man could Jesus be if he were in such company? Remember what your parents taught you, "You will be known by the company you keep"?

For these disgruntled people Jesus painted two pictures of God – he likens God to a shepherd who leaves 99 sheep to go searching for just one until he finds it; and a woman who loses a coin and searches her house thoroughly until she finds it.

Did you notice a word that appears in both stories… a little word you might have missed, but it is packed with meaning? The word is "until." Both the shepherd and the woman search "until" they find what they were looking for. In the shepherd’s case the search seems reckless to us. When Jesus asked which one of his listeners would leave the 99 sheep in the desert to go looking for the lost one, you can presume the response he got would be the one we would give… "No prudent shepherd would do such a foolish thing." And when he asks the question about the one lost coin, any of us who have lost something, which wasn’t extremely precious, or "one-of-a-kind," might have responded to Jesus, "Well, after a good search, I would have other things to do and would just give up looking."

But that is not the word picture Jesus is painting about God – remember the little word, "until"? Jesus is describing no mere glance around the local desert area to see if the lost sheep is visible; no general search around the house to see if the coin is nearby, under the table, or on the floor near the door. No, we’re not talking human logic and ordinary practicalities; we’re talking about a search that doesn’t end "until" the lost object is found. We catch what Jesus is doing. His parable is painting a word picture of God for us, of a God who refuses to give up on us. We are much too valuable to God. God’s ways might seem foolish to us, too risky, too generous to a fault. Jesus’ portrait might not be how we would paint a picture of God; how we think God operates. Can we trust that Jesus has firsthand knowledge of God and knows exactly how God is?

We may not be feeling lost, exactly. Though some of us might. Perhaps we have done some things we feel have cut us off from God. Perhaps we’re not sure how to work our way back. The stories Jesus tells us about God are comforting for us today. They reassure us that God has not turned away from us, but is out looking for us and will not give up on us "until" we are back in God’s arms. The very fact that we are gathered for worship today tells us that God has already found us! That’s a reason to have a thankful heart at this Eucharist, isn’t it?

How would we describe God? Well, Jesus has helped us. We have help from the one who knows. God is foolish and takes risks on our behalf. God is generous to a fault in forgiving us and welcomes us home when we are found. And wants to have a feast to celebrate because, though we were lost, we were priceless in God’s eyes and when we are found God and God’s friends want to celebrate. Isn’t that what Eucharist is for us? God’s friends, all the forgiven, gathered together around this table to celebrate and feast from a meal prepared by a welcoming and gracious God.

How will the world come to know that God is merciful and compassionate? How will our children come to believe and experience God’s free gift of love and kindness, unless they experience it in our lives? We who have taken Jesus’ word pictures to heart, believe them and try to put them into practice.