Thập giá - là cách nói tắt chữ thập tự giá - là một dụng cụ hành hình tàn nhẫn thời đế quốc La Mã. Thông thường dùng để xử tử những người phản nghịch, dị giáo, nô lệ và những người không có quyền công dân của đế quốc Roma. Trong văn học phương Tây, thập giá tượng trưng cho sự đau khổ.
Biểu tượng của cây thập giá đối với những người không có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cor 1,22-23).
Thập giá, trong suy nghĩ của người trần mắt thịt là những khổ đau bất hạnh. Chính Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu cũng đã phải đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến việc phải vác thập giá nên đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con.” (Lc 22, 42a).
Cây thập giá được Chúa Giêsu chọn để làm nơi phó dâng linh hồn trong tay Chúa Cha đã trở nên một báu vật của nhân loại và được gọi là Thánh giá sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển.
Thiên Chúa đã thánh hóa cây thâp tự: từ một dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành công cụ của tình yêu thương, tha thứ. Từ biểu tượng của sự chết đã trở thành biểu tượng giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời. Từ sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn trở nên chiến thắng vinh quang của Đức Kitô.
Đối với những người có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô thì cây thập giá đã trở thành cây Thánh giá và là biểu tượng của Đức tin. Khi dâng Thánh lễ, trên bàn thờ phải có cây Thánh giá. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma năm 2000 đã quy định: trên hoặc gần bàn thờ, kể cả ngoài Thánh lễ, thường xuyên phải có một Thánh giá, có tượng Đức Kitô chịu đóng đinh, mà cộng đoàn có thể nhìn thấy rõ ràng, để nhắc tín hữu cuộc thương khó cứu độ của Chúa.
Người Kitô hữu luôn kính mến và tôn xưng cây thập giá đồng hành với Chúa Giêsu trên đường lên núi Sọ là Thánh giá. Chúng ta thường đọc trước mỗi chặng đàng Thánh giá: “Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô, vì Chúa đã dùng Thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ”, thường làm dấu Thánh giá trước khi cầu nguyện, dùng bữa …. Chúng ta thực sự hãnh diện, vui mừng vì Thánh giá vinh quang của Chúa Giêsu trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa:
Vinh quang của ta
là Thánh giá Đức Kitô
Nơi Ngài, ơn cứu độ của ta
sức sống của ta
Phục sinh của ta
Nhờ Chúa ta được cứu độ
nhờ Chúa ta được giải thoát.
Mỗi Kitô hữu chúng ta ai cũng có, cũng phải vác thập giá vì Chúa Giêsu đã nói: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,27). Con người ngày nay ai cũng muốn được tự do, muốn được hưởng thụ nên luôn ngại hy sinh, gian khổ, cho nên khó lòng đón nhận thập giá.
Thập giá tuợng trưng cho sự vất vả, hy sinh gian khổ, gánh nặng đau thương, sự hiểu lầm bất công, sức nặng của tội lỗi, giới hạn của thân phận con người... Lẽ tự nhiên ai cũng tìm cách tránh né.
Khi gặp phải những đau khổ, những gánh nặng trong đời sống như vợ chồng bất hòa, con cái không vâng lời cha mẹ, thất nghiệp, đau ốm, bịnh tật... chúng ta thường hay than thân trách phận, u sầu, tuyệt vọng thậm chí đi tìm tới cái chết!
Những lúc đó con người ít khi nhớ đến người đã từng hoàn tất việc mang vác thập giá trong sự đau đớn tủi nhục ê chề để đi đến vinh quang bất tử, một bậc “sư” của sự vâng phục tuyệt đối, đó chính là Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa.
Chúng ta tin Chúa nhưng chưa chắc đã theo Chúa, vì chưa can đảm nhận lãnh những thập giá Chúa trao hằng ngày. Khi cuộc sống ta êm đềm, an vui, thành đạt ta khuyên bảo người khác đang chịu đau khổ, bệnh nạn…: “Hãy chịu khó bằng lòng vác Thánh giá Chúa trao!” một cách “ngon lành”.
Nhưng khi thấy bóng dáng thập giá đến với mình thì tìm cách thoái thác, lẩn tránh trách nhiệm, đẩy qua cho người khác. Đổ lỗi cho người khác khi mình thất bại, chỉ trích khi người khác thành công và dè bỉu, kéo phe nhóm để đả kích những người bất đồng chính kiến!
Thực tế nghe sao chua chát và “đắng lòng” nhưng vẫn xảy ra thường ngày trong đời sống xã hội! Làm sao ta có thể sống và nói được một cách tích cực như thánh Phaolô khi ngài viết cho tín hữu Côlôsê: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” (Cl 1, 24).
Nếu chúng ta mang vác những gánh nặng, những trách nhiệm, những lo toan hàng ngày một mình thì chúng ta sẽ cảm thấy sức nặng trì trệ của cây thập giá đời mình và phải gồng mình kéo lê từng bước nặng nhọc.
Còn nếu chúng ta biết chạy đến với Chúa Giêsu, xin Ngài đồng hành với chúng ta thì những cây thập giá đời nặng nề sẽ biến thành những cây Thánh giá phúc nhẹ tênh bởi vì có Chúa ở với ta và Ngài luôn chúc phúc cho “mỗi kinh, mỗi việc” chúng ta làm vì danh Ngài.
Vậy chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giêsu vì chính Ngài là nguồn sức mạnh duy nhất có thể nâng đỡ và thêm sức cho chúng ta vác thập giá: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt. 1,28). Xin Ngài ngự trị và cùng vác thập giá với ta hàng ngày.
Biểu tượng của cây thập giá đối với những người không có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cor 1,22-23).
Thập giá, trong suy nghĩ của người trần mắt thịt là những khổ đau bất hạnh. Chính Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu cũng đã phải đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến việc phải vác thập giá nên đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con.” (Lc 22, 42a).
Cây thập giá được Chúa Giêsu chọn để làm nơi phó dâng linh hồn trong tay Chúa Cha đã trở nên một báu vật của nhân loại và được gọi là Thánh giá sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển.
Thiên Chúa đã thánh hóa cây thâp tự: từ một dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành công cụ của tình yêu thương, tha thứ. Từ biểu tượng của sự chết đã trở thành biểu tượng giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời. Từ sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn trở nên chiến thắng vinh quang của Đức Kitô.
Đối với những người có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô thì cây thập giá đã trở thành cây Thánh giá và là biểu tượng của Đức tin. Khi dâng Thánh lễ, trên bàn thờ phải có cây Thánh giá. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma năm 2000 đã quy định: trên hoặc gần bàn thờ, kể cả ngoài Thánh lễ, thường xuyên phải có một Thánh giá, có tượng Đức Kitô chịu đóng đinh, mà cộng đoàn có thể nhìn thấy rõ ràng, để nhắc tín hữu cuộc thương khó cứu độ của Chúa.
Người Kitô hữu luôn kính mến và tôn xưng cây thập giá đồng hành với Chúa Giêsu trên đường lên núi Sọ là Thánh giá. Chúng ta thường đọc trước mỗi chặng đàng Thánh giá: “Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô, vì Chúa đã dùng Thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ”, thường làm dấu Thánh giá trước khi cầu nguyện, dùng bữa …. Chúng ta thực sự hãnh diện, vui mừng vì Thánh giá vinh quang của Chúa Giêsu trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa:
Vinh quang của ta
là Thánh giá Đức Kitô
Nơi Ngài, ơn cứu độ của ta
sức sống của ta
Phục sinh của ta
Nhờ Chúa ta được cứu độ
nhờ Chúa ta được giải thoát.
Mỗi Kitô hữu chúng ta ai cũng có, cũng phải vác thập giá vì Chúa Giêsu đã nói: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,27). Con người ngày nay ai cũng muốn được tự do, muốn được hưởng thụ nên luôn ngại hy sinh, gian khổ, cho nên khó lòng đón nhận thập giá.
Thập giá tuợng trưng cho sự vất vả, hy sinh gian khổ, gánh nặng đau thương, sự hiểu lầm bất công, sức nặng của tội lỗi, giới hạn của thân phận con người... Lẽ tự nhiên ai cũng tìm cách tránh né.
Khi gặp phải những đau khổ, những gánh nặng trong đời sống như vợ chồng bất hòa, con cái không vâng lời cha mẹ, thất nghiệp, đau ốm, bịnh tật... chúng ta thường hay than thân trách phận, u sầu, tuyệt vọng thậm chí đi tìm tới cái chết!
Những lúc đó con người ít khi nhớ đến người đã từng hoàn tất việc mang vác thập giá trong sự đau đớn tủi nhục ê chề để đi đến vinh quang bất tử, một bậc “sư” của sự vâng phục tuyệt đối, đó chính là Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa.
Chúng ta tin Chúa nhưng chưa chắc đã theo Chúa, vì chưa can đảm nhận lãnh những thập giá Chúa trao hằng ngày. Khi cuộc sống ta êm đềm, an vui, thành đạt ta khuyên bảo người khác đang chịu đau khổ, bệnh nạn…: “Hãy chịu khó bằng lòng vác Thánh giá Chúa trao!” một cách “ngon lành”.
Nhưng khi thấy bóng dáng thập giá đến với mình thì tìm cách thoái thác, lẩn tránh trách nhiệm, đẩy qua cho người khác. Đổ lỗi cho người khác khi mình thất bại, chỉ trích khi người khác thành công và dè bỉu, kéo phe nhóm để đả kích những người bất đồng chính kiến!
Thực tế nghe sao chua chát và “đắng lòng” nhưng vẫn xảy ra thường ngày trong đời sống xã hội! Làm sao ta có thể sống và nói được một cách tích cực như thánh Phaolô khi ngài viết cho tín hữu Côlôsê: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” (Cl 1, 24).
Nếu chúng ta mang vác những gánh nặng, những trách nhiệm, những lo toan hàng ngày một mình thì chúng ta sẽ cảm thấy sức nặng trì trệ của cây thập giá đời mình và phải gồng mình kéo lê từng bước nặng nhọc.
Còn nếu chúng ta biết chạy đến với Chúa Giêsu, xin Ngài đồng hành với chúng ta thì những cây thập giá đời nặng nề sẽ biến thành những cây Thánh giá phúc nhẹ tênh bởi vì có Chúa ở với ta và Ngài luôn chúc phúc cho “mỗi kinh, mỗi việc” chúng ta làm vì danh Ngài.
Vậy chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giêsu vì chính Ngài là nguồn sức mạnh duy nhất có thể nâng đỡ và thêm sức cho chúng ta vác thập giá: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt. 1,28). Xin Ngài ngự trị và cùng vác thập giá với ta hàng ngày.